Tham luận: Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT đối với bài thi tổ hợp KHXH
Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT đối với bài thi tổ hợp KHXH của trường THPT Võ Thị Hồng
BÁO CÁO THAM LUẬN
Nội dung: Kinh nghiệm trong công tác chỉ
đạo tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT đối với bài thi tổ hợp KHXH
Đơn vị: TRƯỜNG THPT VÕ THỊ HỒNG
1. Đội ngũ
nhà giáo, lớp, học sinh
a) Về đội ngũ giáo viên: Số lượng: 44
- Tuổi nghề (cao nhất, thấp nhất): Cao nhất: 21 năm;
Thấp nhất: 02 năm
- Trình độ (đạt chuẩn, trên chuẩn): Trên chuẩn: 03;
Đạt chuẩn: 41
b) Về lớp, học sinh:
- Số lớp, số học sinh: Năm học 2023-2024 trường có
1059 học sinh biên chế 24 lớp. Trong đó: Khối 10: 09 lớp với 441 học sinh. +
Khối 11: 09 lớp với 335 học sinh. + Khối 12: 06 lớp với 283 học sinh.
- Số học sinh đăng kí dự thi Tốt nghiệp THPT năm 2023
để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng: 231 học sinh.
Trong đó, 63 em đăng kí dự thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 để xét tốt
nghiệp và 168 em đăng kí dự thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 để xét tốt
nghiệp và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng.
2. Những
giải pháp và kết quả đạt được
a) Giải pháp: (Chú
trọng vào Nội dung Báo cáo tham luận)
Nhà trường luôn chú trọng
đến việc đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 12, giúp các em đủ năng
lực vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT và đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng
ngay từ khi các em là học sinh lớp 10 đầu cấp chứ không phải đến năm lớp 12 mới
được được quan tâm. Sự quan tâm ấy được hiện thực hóa bằng các giải pháp cụ
thể:
Thứ nhất,
Biên chế lớp theo năng lực và nguyện vọng. Trên cơ sở danh sách học
sinh trúng tuyển vào trường, lãnh đạo nhà trường tiến hành xem xét, đánh giá,
xếp lớp cho các em, sao cho thật phù hợp với năng lực và nguyện vọng của từng
em. Những em có năng khiếu hay thiên về khối tự nhiên sẽ chọn vào lớp C1,3,4;
thiên về xã hội chọn vào những lớp C2,4,6 và sẽ có điều chỉnh theo năng lực học
sinh theo từng năm.
Trên cơ sở lớp được biên chế, giáo viên bộ môn rà soát phân loại đối tượng
học sinh, thống kê cụ thể số lượng học sinh có học lực yếu, kém từng lớp, từng
môn dựa trên kết quả của năm học trước. Đồng thời, căn cứ theo nguyện vọng, nhu
cầu dự thi của học sinh để thực hiện phân tách nhóm ôn tập phù hợp. Điều này, sẽ
giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng. Trên thực tế, học sinh cùng
một khối nhưng năng lực và mục đích học tập không giống nhau. Việc cơ cấu lớp
có sự tương đồng về năng lực sẽ giúp giáo viên lựa chọn phương pháp và mức độ
kiến thức phù hợp, hạn chế sự nhàm chán của những học sinh có năng lực tốt khi
giáo viên ít có thời gian quan tâm xử lí những câu hỏi, dạng bài nâng khổ điểm
bài thi. Và, tâm lý chán nản đối với những học sinh trung bình yếu nếu giáo
viên quá chú trọng mong muốn của những học sinh khá, giỏi. Bên cạnh đó, đối với
những học sinh không có mong muốn lựa chọn môn học để xét Đại học, cao đẳng thì
cũng không nên gây áp lực điểm số.
Thứ hai, Phân
công chuyên môn hợp lý, khoa học. Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế
hoạch hoạt động, phân công các thầy cô giáo đứng lớp giảng dạy sao cho thật phù
hợp với đặc điểm của các nhóm đối tượng học sinh. Những giáo viên nhiều kinh
nghiệm giảng dạy sẽ đảm nhiệm những lớp mũi nhọn tốp đầu và tốp cuối để đảm bảo
lớp đầu được nâng cao chuyên sâu, lớp cuối vẫn đủ khả năng đảm bảo cơ bản. Hàng
năm có sự luân phiên giữa các giáo viên với nhau để đảm bảo thầy cô có đầu tư
chuyên môn hướng đến sự đồng đều về năng lực chuyên môn cho bộ môn. Tất cả các
giáo viên đều giảng dạy ở cả ba khối để tự hình thành được năng lực kiến thức,
hệ thống kiến thức để bổ sung giúp đỡ trao đổi với nhau khi cần cũng như thấy
được tính hệ thống của kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục.
Thứ ba, Chỉ
đạo chuyên môn thực hiện giảng dạy chính khóa chú trọng xác định kiến thức
trọng tâm; Xây dựng Kế hoạch bài dạy phù hợp với đặc điểm học sinh; Chú trọng
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Chỉ đạo quyết liệt đến tổ, nhóm bộ môn dạy hết chương trình chính khóa,
đảm bảo kiến thức cơ bản trọng tâm trên nguyên tắc dựa vào tài liệu chuẩn nhất
là sách giáo khoa 12 cơ bản và các hướng dẫn thực hiện chương trình của Bộ
GD&ĐT. Đối với chương trình 11, định hướng lựa chọn một số nội dung cốt lõi
có đề cập đến trong đề thi Tốt nghiệp THPT trong các năm liền kề trước. Không
nên tập trung ôn tập lại toàn bộ chương trình 11 vì chỉ chiếm 10% điểm số của
bài thi. Ngoài ra, cũng cần tránh việc cung cấp quá nhiều tài nguồn tài liệu dễ
dẫn đến phân tâm cho học sinh, đặc biệt đối với những học sinh có học lực trung
bình, yếu. Tuyệt đối không cung cấp cho học sinh tài liệu chưa được kiểm định.
Bên
cạnh đó,
giáo viên bộ môn cần xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với đặc điểm học sinh.
Giáo án dành cho học sinh lớp Tự nhiên cần phải tinh gọn, cốt lõi, trọng tâm
còn giáo án dành cho học sinh lớp Xã hội phải có phần mở rộng, liên hệ, thực
hành và vận dụng. Ngoài ra, tổ bộ môn còn thường xuyên
quán triệt và kiểm tra, rút kinh nghiệm tinh thần đổi mới phương pháp dạy học,
phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh đến từng thầy cô giáo trong từng học
kì, từng năm học (từ khi các em học lớp 10 cho đến lớp 12). Qua đó, kịp thời
cập nhật tình hình và chất lượng học tập của các em một cách chính xác nhất.
Lấy đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh là một kênh đánh
giá giáo viên trong việc thực hiện chuyên môn. Từ việc thay đổi phương pháp dạy
học kiểm tra đánh giá sẽ hướng tới học sinh chú ý và đạt được sự vận dụng tích
cực trong học tập hướng tới xu thế ra đề của Bộ. Phân công các giáo viên bộ môn
trong cùng tổ hợp phối hợp với nhau trong quá trình giảng dạy sao cho đạt kết quả cao.
Thứ tư, Xây
dựng Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp từ đầu năm học, số tiết hợp lý từng giai đoạn,
có tăng tốc ở giai đoạn sau; Xây dựng phân phối chương trình ôn thi Tốt nghiệp
theo từng giai đoạn, phù hợp đặc điểm lớp học. Xây dựng kế hoạch ôn thi Tốt nghiệp theo từng giai đoạn phù hợp, chú trọng
phát huy hiệu quả. Ở học kì 1, Kế hoạch ôn thi Tốt nghiệp được xây dựng từ 2 đến
4 tiết/môn/tuần đảm bảo vừa hệ thống kiến thức cơ bản sau khi học chính khóa vừa
hình thành kĩ năng luyện giải đề, thực hành kĩ năng làm bài. Ở học kì 2, chia
thành 03 giai đoạn ôn thi Tốt nghiệp với số tiết khác nhau. Giai đoạn 1 thực hiện
từ đầu học kì 2 đến khi học sinh thi cuối kì và số tiết giống với học kì 1.
Giai đoạn 2 tăng lên 2 tiết/môn để đảm bảo hệ thống lại kiến thức đã học của cả
năm. Giai đoạn 3 tăng tốc khoảng 3 tuần để tăng cường luyện giải đề. Mỗi đơn vị
lớp, giáo viên bộ môn sẽ xây dựng phân phối chương trình riêng đảm bảo phù hợp
với năng lực và nguyện vọng của học sinh ở lớp đó. Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên
dạy các môn thi tốt nghiệp THPT tham khảo bộ đề thi thử của Sở GDĐT, bám sát
cấu trúc đề thi tham khảo của Bộ GDĐT xây dựng chi tiết nội dung ôn tập đáp ứng
mục đích nâng cao chất lượng của kì thi.
Thứ năm, Phối
hợp nhiều lực lượng trong quá trình ôn thi Tốt nghiệp cho học sinh 12: Lãnh
đạo, Phụ huynh, GVBM, GVCN. Thi Tốt nghiệp THPT là một nhiệm vụ trọng tâm của
nhà trường trong năm học. Do đó, nhà trường luôn chú trọng phối hợp các lực
lượng giáo dục có liên quan đến đối tượng học sinh 12. Nhà trường lập nhóm Zalo
của Ban Giám hiệu – Học sinh 12; Ban Giám hiệu – GVCN 12; GVCN và phụ huynh 12
để kịp thời có thông tin, trao đổi, chia sẻ các Kế
hoạch, thông tin chỉ đạo từ Bộ, Sở có liên quan đến học sinh 12. Phối hợp chặt
chẽ giữa giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, bảo
đảm chuyên cần của từng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng thường
xuyên cập nhật kết quả học tập của học sinh phối hợp tốt với phụ huynh học sinh
trong công tác quản lý thời gian tự học ở nhà. Có kế hoạch phối hợp với chủ nhà
trọ quản lí giờ giấc sinh hoạt của học sinh trong thời gian ở trọ. Phân công
giáo viên phụ trách các khu trọ có học sinh ở để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ các
em.
Thứ sáu, Nhà trường đảm bảo tổ chức thi
Thử Tốt nghiệp cho học sinh 12 mỗi năm ít nhất 03 lần trong đó trường tổ chức
01 lần và 01 lần do Sở tổ chức. Xây dựng Kế hoạch thi thử xác định rõ
thời gian tổ chức từng lần. Sau khi các em học xong chương trình
chính khóa thì nhà trường sẽ tiến hành tổ chức cho học sinh thi thử để các em
làm quen với đề thi tốt nghiệp THPT. Để thi thử không quá áp lực đối với học
sinh, nhà trường đặc biệt chú ý làm tốt công tác tư tưởng đối với học sinh,
giúp học sinh nhận thức kỳ thi thử nhằm tiếp cận và trải nghiệm trước để vững
vàng hơn, tự tin hơn khi tham gia kỳ thi chính thức. Cùng với đó, tổ chức thi
thử được thực hiện với thời gian hợp lý, có đủ thời gian để học sinh chuẩn bị
kiến thức chu đáo. Thời gian tổ chức thi phải linh hoạt, tránh tổ chức liên tục,
cận ngày sẽ tạo áp lực cho việc ôn tập và chuẩn bị của học sinh. Đề thi thử phải
bám sát đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT để giúp học sinh làm quen được với dạng đề
thi. Việc chấm, trả, sửa bài thi thử phải được thực hiện nghiêm túc, nhất là đối
với việc sửa bài thi thử, giáo viên cần phải phân tích, rút kinh nghiệm để học
sinh lưu ý trong quá trình ôn tập.
Sau thi thử,
nhà trường họp rút kinh nghiệm với giáo viên các bộ môn để đánh giá kết quả.
Họp Lãnh đạo với những học sinh có kết quả thấp, có nguy cơ hỏng hoặc điểm liệt
để lắng nghe khó khăn của học sinh, đồng thời, động viên và có giải pháp kèm
cặp, phụ đạo đối với những học sinh này. Cho học sinh đăng kí điểm thi Tốt
nghiệp từ đầu học kì 2 ở từng môn, đối chiếu so sánh kết quả Giữa kì 2, Cuối kì
2 và các lần thi thử với điểm đăng kí để rút kinh nghiệm cho các em ở từng thời
điểm.
Thứ bảy, Tổng
kết, Khen thưởng, tuyên dương sau kì thi thử và chính thức. Sau khì thi thử và thi
chính thức tổ nghiệp, nhà trường tuyên dương khen thưởng Học sinh có Kết quả thi thử
cao và kết quả thi Tốt nghiệp chính thức cao. Đồng thời, khen thưởng giáo viên
có kết quả giảng dạy các môn thi Tốt nghiệp có tỉ lệ bằng hoặc vượt mặt bằng
chung của Tỉnh. Đối
với kì thi chính thức, nhà trường rà soát, thống kê và so sánh điểm thi tốt nghiệp
THPT của trường (Điểm thi trung bình theo từng môn và toàn trường) với điểm thi
của tỉnh và của cả nước. Trên cơ sở đó có đánh giá rút kinh nghiệm nội dung ôn
tập và công tác tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp THPT những năm qua để xây dựng kế
hoạch, nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2024 phù hợp với điều kiện đơn
vị.
b) Kết quả đạt được:
TT
|
Môn
|
ĐTB của trường
|
So sánh của tỉnh
|
So sánh cả nước
|
2022
|
2023
|
2022
|
2023
|
2022
|
2023
|
1
|
Lịch sử
|
6,48
|
6,49
|
6,27
|
6,09
|
6,34
|
6,03
|
2
|
Địa lý
|
7,11
|
6,62
|
6,67
|
6,27
|
6,68
|
6,15
|
3
|
GDCD
|
8,09
|
8,78
|
8,14
|
8,48
|
8,03
|
8,29
|
ĐTB thi TN
|
6,203
|
6,180
|
|
|
|
|
c) Đánh giá chung: (Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế)
- Ưu điểm: kết quả điểm thi
Tốt nghiệp THPT các năm ở các bài thi của tổ hợp KHXH đều cao hơn mặt bằng
chung của Tỉnh, cả nước. Không có bài thi bị điểm liệt. Có số bài đạt điểm giỏi
nhất định.
- Hạn chế: Số lượng học sinh đạt điểm giỏi
chưa nhiều. Những bộ môn khác vẫn còn điểm thi thấp hơn mặt bằng chung của Tỉnh
và Cả nước.
- Nguyên nhân hạn chế:
+ Sỉ số lớp đông, khả năng bao quát, quan tâm để
nâng khổ điểm cao cho học sinh giỏi, khó đảm bảo điểm trung bình đối với học
sinh yếu.
+ Do học nhiều môn, thời gian học trên lớp của học
sinh nhiều, khả năng tự học và học ở nhà của học sinh rất ít.
+ Phần lớn học sinh chọn các môn KHXH có học lực
trung bình yếu.
+ Vài năm trở lại đây, nguyện vọng học đại học, cao
đẳng của học sinh ở các trường nổi tiếng không nhiều. Cơ hội việc làm qua việc
xuất khẩu lao động và du học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thi của học sinh.
3. Giải pháp
thực hiện để nâng cao chất lượng điểm trung bình thi THPT năm 2024 và những năm
tiếp theo
Bám sát các văn bản chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT, chỉ đạo chuyên môn từ Sở
GD&ĐT về việc thi Tốt nghiệp cho học sinh năm 2024 và những năm tiếp theo.
Học tập, trau đổi kinh nghiệm với các đơn vị trường phổ thông khác trên địa bàn
để tìm những giải pháp tối ưu và mang lại hiệu quả nhất.
Tiếp tục thực hiện những giải pháp mang lại hiệu quả
trong việc nâng cao chất lượng điểm trung bình thi THPT những năm vừa qua. Bên cạnh đó, công tác ôn thi Tốt nghiệp đòi hỏi đội ngũ giáo viên không những có năng lực mà còn phải tâm huyết, không
ngại đổi mới, luôn biết học hỏi, sẵn sàng chia sẻ và yêu thương giúp đỡ học
sinh. Đây là một trong những yếu tố quyết định cho chất lượng ôn thi đạt kết quả
cao. Do đó, đội ngũ giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi năng lực
chuyên môn để đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Xây dựng Kế hoạch tổ chức ôn tập, dạy thêm
cho học sinh lớp 10, 11 theo Công văn 4102 của Sở về việc triển khai và tổ chức
thực hiện Phương án Thi tốt nghiệp từ năm 2025 từ học kì 2 năm học 2023-2024 để
có bước chuẩn bị cho thầy cô, học sinh và phụ huynh theo định hướng thi Tốt
nghiệp theo hướng mới.
Tổ chức cho học sinh lớp 10, 11 năm học 2023-2024 thi thử
bám sát theo Định hướng đề tham khảo của Bộ 01 lần/HKII của năm học để đánh
giá, rút kinh nghiệm cho công tác ôn tập từ năm học sau./.
(Trường THPT Võ Thị Hồng)