image banner
  Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5   
Thống kê truy cập
  • Đang online: 14
  • Hôm nay: 1,894
  • Trong tuần: 16,249
  • Tất cả: 3,580,643
Một số giải pháp trong việc nâng cao điểm bình quân các môn thi THPT xuất phát từ thực tế của trường THCS – THPT Lý Văn Lâm
Lượt xem: 510
Một số giải pháp trong việc nâng cao điểm bình quân các môn thi THPT xuất phát từ thực tế của trường THCS – THPT Lý Văn Lâm

BÁO CÁO THAM LUẬN
Một số giải pháp trong việc nâng cao điểm bình quân các môn thi THPT xuất phát từ thực tế của trường THCS – THPT Lý Văn Lâm

 

Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm được nâng cấp có cấp THPT từ năm 2013, tính đến nay đã bước sang tuổi 11. Trong 11 năm xây dựng và phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường không ngừng được nâng lên, nhà trường đã khẳng định được vị trí trong khối các trường THPT. Nhà trường đã được các cấp, ngành, các cơ quan chức năng ghi nhận nhiều năm liền đạt trường tập thể Lao động tiên tiến. Nhiều hoạt động phong trào cấp tỉnh nhà trường đều tham gia và đạt thứ hạng cao.

Thay mặt cho Ban chuyên môn nhà trường- tôi xin báo cáo tham luận với nội dung đề tài: “Một số giải pháp trong việc nâng cao điểm bình quân các môn thi THPT xuất phát từ thực tế của trường THCS – THPT Lý Văn Lâm

1. Đội ngũ nhà giáo, lớp, học sinh

a) Về đội ngũ giáo viên: Số lượng: 110 (Ban Giám hiệu: gồm 03 thành viên.Giáo viên cấp THCS: 51.  - Giáo viên cấp THPT: 56)

- Tuổi nghề: Cao nhất: 38 năm; Thấp nhất: 05 năm.

- Trình độ (đạt chuẩn, trên chuẩn): 1 tiến sĩ, 9 thạc sĩ, 100 cử nhân

b) Về lớp, học sinh:

- Số lớp, số học sinh: Khối 10: 10 lớp, 411 học sinh; Khối 11: 8 lớp, 316 học sinh; Khối 12: 7 lớp, 263 học sinh.

- Số học sinh đăng kí dự thi THPT năm 2023 để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng: 250/270; năm học 2024 có 263 HS khối 12.

2. Những kết quả đã đạt được

Kết quả thi THPT hằng năm là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng giáo dục của một nhà trường. Trong những năm qua, cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy khối 12 của trường THCS – THPT Lý Văn Lâm  luôn quan tâm đề ra những giải pháp phù hợp với năng lực học sinh của từng lớp, giáo viên luôn nghiên cứu tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp và đỗ vào các trường ĐH, CĐ theo nguyện vọng của học sinh. Nhà trường xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu cấp bách về công cuộc đổi mới toàn diện của ngành giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW và đang triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho từng khối cấp lớp theo lộ trình hàng năm, trong đó chỉ rõ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh. Cùng với đó là những đổi mới trong công tác đánh giá, thi tốt nghiệp và thi tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Để làm tốt nhiệm vụ nâng cao kết quả thi TN-THPT và đồng thời tăng tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp và sử dụng điểm  thi tốt nghiệp THPT xét vào các trường ĐH, CĐ, Ban Giám hiệu nhà trường đã tổ chức các cuộc họp giao ban, hội thảo đánh giá, phân tích thực trạng, nguyên nhân nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp.

 Thống kê số liệu đạt được:

STT

Môn

ĐTB Của trường

So sánh của tỉnh

So sánh cả nước

2022

2023

2022

2023

2022

2023

1

Văn

6.4

5.9

-0,14

-0,90

-0,11

-0,96

2

Toán

6.3

6.0

-0,23

-0,26

-0,21

-0,25

3

T.Anh

4.8

5.0

-0,33

-0,47

-0,35

-0,45

4

6.0

5.9

-0,70

-1,50

-0,72

-1,6

5

Hóa

6.1

6.5

-0,55

-0,26

-0,6

-0,24

6

Sinh

4.8

6.4

-0,26

+0,08

-0,22

+0,09

7

Sử

6.6

6.8

+0,27

+0,78

+0,28

+0,77

8

Địa

6.6

6.0

-0,09

0,17

-0,06

0,15

9

GDCD

8.3

8.1

+0,08

+0,88

+0,03

+0,81

ĐTB thi TN

6.2

6.094

+0,05

-0,056

+0,07

-0,046

3. Đánh giá chung: (Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế)
      Ưu điểm

- Trường có truyền thống với hơn 10 năm xây dựng và phát triển; tỉ lệ học sinh đỗ TN-THPT luôn đạt trên 98%( trên tỉ lệ chung cúa tỉnh); là địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh, trong xã và các vùng lân cận.

 Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy học (bàn ghế, máy tính, máy chiếu, phòng thực hành thí nghiệm, sân chơi bãi tập đảm bảo học chính khóa và ngoại khóa...).

Cơ cấu, phân bổ đội ngũ giáo viên cho các môn học tương đối đảm bảo cho việc dạy học trong nhà trường.

Tất cả CB,GV,NV đều có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, tâm huyết với học sinh.

Các môn học khối 12 có thi TN-THPT đều được BGH lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và kết quả giảng dạy hằng năm  đều đạt và vượt chi so mặt bằng chung của tỉnh.

Ngày từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT, tổ chuyên môn xây dựng phân phối chương trình ôn tập phù hợp theo đặc trưng của từng bộ môn. Trong quá trình ôn tập giáo viên tìm hiểu đối tượng học sinh luôn nhắc nhở, động viên, khuyến khích các em chăm chỉ học tập.

Đa số học sinh có thái độ học tập tích cực, năng động, cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Giáo viên luôn thay đổi phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá  phù hợp với năng lực học sinh. Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, luôn tâm quyết với nghề, cố gắng hết mình gì chỉ tiêu bộ môn và chất lượng của nhà trường.

 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Năng lực tiếp thu của học sinh chưa đồng đều. Hoàn cảnh gia đình của một số em còn khó khăn, thiếu sự quan tâm của phụ huynh dẫn đến việc học tập của một số ít em học sinh kết quả đạt chưa cao.

Một số ít học sinh còn ham chơi, chưa tích cực học tập hay trốn giờ, bỏ tiết,...

          Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường còn rất thấp, trường nằm trên địa bàn vùng ven của TP Cà Mau điều kiện kinh tế gia đình của một số học sinh còn rất khó khăn; kỹ năng sống còn hạn chế.

Việc xây dựng kế hoạch, nội dụng, việc tổ chức ôn tập của giáo viên một số bộ môn chưa đạt hiệu quả cao, nên điểm bình quân các môn thi chưa cao, một số môn còn thấp hơn so với điểm bình quân của tỉnh.

4. Giải pháp thực hiện năm 2024 và những năm tiếp theo

Từ những ưu điểm và hạn chế nêu trên, nhà trường đã và đang tập trung thực hiện các biện pháp để khắc phục, tìm cách nâng cao điểm bình quân các môn thi THPT; qua đó nâng cao chất lượng và tỷ lệ học sinh đỗ TN, đỗ vào các trường ĐH, CĐ. Trong quá trình thực hiện trường THCS – THPT Lý Văn Lâm đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn của Sở.
          Ban chuyên môn nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ ra“ Một số giải pháp trong việc nâng cao điểm bình quân các môn thi THPT xuất phát từ thực tế của trường THCS – THPT Lý Văn Lâm”.

4.1. Đối với công tác quản lý của Ban Lãnh đạo trường

- Trong những năm qua, Ban giám hiệu luôn chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi cuối kỳ tập trung; kỳ thi thử tốt nghiệp của Sở và kỳ thi tốt nghiệp chính thức của Bộ. chỉ tiêu đặt ra của trường về lượng học sinh đỗ tốt nghiệp là ngang bằng hoặc trên mặt bằng chung tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của tỉnh trên dưới 1%.

- Để đạt được kết quả trên, từ đầu năm, Ban giám hiệu nhà trường đã tập trung xây dựng kế hoạch ôn thi tổng thể của nhà trường cho riêng khối 12, học sinh khối lớp 12 được ưu tiên sử dụng riêng 1 phòng học cho cả 2 buổi học chính khóa (sáng) và buổi học ôn thi ( chiều) và tổ chức thực hiện hết năm học. Khi xây dựng kế hoạch chúng tôi đã lưu ý:

+ Bám sát các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ, Sở GD và ĐT Cà Mau.

+ Kế hoạch phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng của nhà trường.

+ Đảm bảo các quy định về thực hiện chương trình, mốc thời gian cho các giai đoạn ôn tập.

+ Các yêu cầu về nội dung ôn tập phải phân định rõ giữa những yêu cầu chung và riêng cho từng môn.

+ Chú trọng đến công tác hướng dẫn, tư vấn việc chọn môn thi sao cho phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi học sinh.

- Trong quá trình tổ chức ôn thi phải chú trọng đến công tác quản lý nề nếp dạy và học như học chính khóa.

- Tiến hành khảo sát nguyện vọng chọn môn thi của học sinh và tổ chức chia lớp ôn theo nguyện vọng của học sinh. Nâng dần số tiết học ôn thi theo từng môn và từng thời điểm.

- Đưa chỉ tiêu chất lượng thi THPT của học sinh thành tiêu chí để đánh giá thi đua vào khen thưởng xứng đáng cho giáo viên trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, để tạo động lực cho các thầy cô.

- Thực nghiêm túc việc tổ chức kỳ thi cuối kỳ tập trung; kỳ thi thử tốt nghiệp của Sở cho học sinh theo kế hoạch của sở GD và ĐT Cà Mau, chấm thi và thông báo kết quả để học sinh biết, họp rút kinh nghiệm, so sánh, tự đánh giá; giáo viên tìm ra những hạn chế của học sinh trong từng phần kiến thức lấy đó làm căn cứ để điều chỉnh việc ôn tập.

- Tổ chức tốt việc giảng dạy, ôn tập, kiểm tra đối với các môn không thi THPT như môn: GDCD; GDQP; Công nghệ; Tin học. Vì những môn này cũng góp phần quan trọng vào tổng điểm TB của lớp 12 để tham gia xét TN. Trong quá trình thực hiện, tiến độ chương trình được đảm bảo đầy đủ, không cắt xén; giáo viên và học sinh nghiêm túc thực hiện với động lực nâng điểm cộng trong kết quả xét tốt nghiệp THPT.

Đánh giá: Với kết quả đạt được đã chứng minh việc quản lý của BGH hợp và sát mục tiêu. Nhà trường cũng không vì thành tích ảo mà đánh giá nhẹ tay về kết quả học tập của lớp 12; kết hợp đồng đều giữa dạy học chính khóa và ôn thi TN để khắc sâu về kiến thức cho học sinh.

 4.2. Đối với giáo viên bộ môn

Giáo viên bộ môn có vai trò rất quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng các môn thi để thực hiện được nhiệm vụ này giáo viên bộ môn phải thực hiện tốt những công việc sau:

- Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, kế hoạch ôn thi của nhà trường, tổ chuyên môn, cấu trúc đề thi minh hoạ và cấu trúc đề thi TN THPT năm 2022, năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giáo viên xây dựng riêng cho mình một kế hoạch giảng dạy và ôn tập cụ thể, chi tiết đến từng chủ đề, chuyên đề và sát đối tượng. Mỗi chuyên đề phải có phần lý thuyết và bài tập. Phần lý thuyết nên hệ thống lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Phần bài tập nên có phần bài tập mẫu và bài tập tự làm (có gợi ý đáp án). Bài tập nên phân dạng và theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng dần các bài tập mở, gần gũi với thực tế đời sống.

- Chú trọng đến việc dạy kiến thức cơ bản cho học sinh, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, 90% chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và 10% chương trình lớp 11, quan tâm việc giúp học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng, chú ý đến cách trình bày bài đối với các môn tự luận, đặc biệt những môn như Lịch sử, Ngữ văn các em phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt của mình; môn ngoại ngữ phải biết diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ riêng của mình. Trong quá trình dạy giáo viên cũng phải hướng tới cách dạy học hiểu và vận dụng kiến thức để giúp đỡ các em nắm được bản chất vấn đề.

- Trong quá trình giảng dạy và tổ chức ôn tập nên phân nhóm học sinh theo trình độ, giao nhiệm vụ phù hợp với nhóm đó. Sau mỗi chuyên đề cần có các bài kiểm tra ngắn để đánh giá mức độ đạt được của học sinh; từ đó có hướng điều chỉnh hợp lý. Cuối đợt ôn nên có bài kiểm tra tổng hợp nhằm đánh giá được khả năng thực của học sinh.

- Lưu ý phân tích cho học sinh cấu trúc đề thi TN-THPT năm 2023; hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài thi; rèn kỹ năng cách làm nhanh và nhận diện dạng bài tốt để khi gặp các dạng đề có thể xử lý nhanh nhất. Đơn cử như: Câu dễ làm trước, khó làm sau, trắc nghiệm làm hết; chọn câu đúng; loại trừ câu sai... nhiều điểm dành nhiều thời gian; trình bày chi tiết tránh làm tắt mất điểm, câu hỏi phải có câu trả lời).

- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tư vấn cho học sinh chon môn thi, khối thi phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân học sinh.

Cốt lõi của việc giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp của giáo viên là: động viên, khuyến khích; sát đối tượng, tổng hợp kiến thức cơ bản và rèn kỹ năng với các dạng đề, đưa ra các tình huống để học sinh tự giải quyết.

4.3. Đối với tổ chuyên môn

- Trong công tác ôn thi tốt nghiệp của trường, sinh hoạt chuyên môn không chỉ là diễn đàn trao đổi về chuyên môn mà còn giúp giáo viên tự đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh bất cập trong việc thực thi nhiệm vụ ôn thi tốt nghiệp giữa các lớp ở cùng bộ môn.

- Trên cơ sở cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT năm 2023 kết hợp với kết quả phân tích điểm thi THPT của các năm trước đó, Tổ chuyên môn tổ chức làm chuyên đề ôn thi TN-THPT từ đó GVBM xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch ôn tập phù hợp với học sinh trường mình.

- Tổ CM phải có kế hoạch dạy riêng cho những học sinh có nguy cơ bị điểm liệt(tăng buổi, ôn luyện kiến thức nền, thậm chí đặt mục tiêu chống điểm liệt)
- Tăng cường việc trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm dạy học kể cả việc dạy học phụ đạo, ôn thi.

4.4. Đối với giáo viên chủ nhiệm

- Giáo viên chủ nhiệm là người định hướng, tư vấn cho học sinh lựa chọn ngành nghề, khối thi, môn thi, cụm thi phù hợp với khả năng của từng em (không để học sinh lựa chọn môn thi theo phong trào); việc này đã được định hướng ở cuối năm học lớp 11 và tiếp tục thay đổi- nếu cần, ở thời điểm cuối kỳ I lớp 12.

- GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh và nhà trường để quản lý việc học tập của học sinh, đặc biệt là quản lý việc tự học của học sinh, quản lý chặt thời gian đi và về từng buổi học.

- Vận động học sinh tự giác tham gia đầy đủ các lớp ôn thi tổ chức trong nhà trường. Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để động viên khuyến khích học sinh học tập; nắm bắt kịp thời tâm tư tình cảm của học sinh để có điều chỉnh hợp lý trong việc giáo dục, uốn nắn, thay đổi hạn chế của các em./.

                                                                                             (Đơn vị: Trường THCS – THPT Lý Văn Lâm)

Tác giả: Lê Hoàng Dự
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image