image banner
  Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5   
Thống kê truy cập
  • Đang online: 15
  • Hôm nay: 765
  • Trong tuần: 15,120
  • Tất cả: 3,579,514
BÁO CÁO THAM LUẬN KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT ĐỐI VỚI BÀI THI TỔ HỢP KHTN
Lượt xem: 259
Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT đối với bài thi tổ hợp KHTN của trường THPT U Minh.

BÁO CÁO THAM LUẬN

KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC ÔN THI

TỐT NGHIỆP THPT ĐỐI VỚI BÀI THI TỔ HỢP KHTN

 

 

                                                                                                Đơn vị: TRƯỜNG THPT U MINH

1. Đội ngũ nhà giáo, lớp, học sinh

a) Về đội ngũ giáo viên: Số lượng: 40

+ Tuổi nghề (cao nhất, thấp nhất): Cao nhất: 34; Thấp nhất: 03

+ Trình độ (đạt chuẩn, trên chuẩn): Đạt chuẩn: 39; Trên chuẩn: 01

- Số lớp, số học sinh: Khối 10: 340; + Khối 11: 245; + Khối 12: 236

- Số học sinh đăng kí dự thi TN THPT năm 2023 để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng.

+ Xét tốt nghiệp: 228

+ Xét tuyển Đại học, Cao đẳng: 209

2. Những giải pháp và kết quả đạt được

a) Giải pháp

Nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm qua Hội thảo về “Giải pháp nâng cao điểm trung bình các môn thi, Kì thi tốt nghiệp THPT” tỉnh Cà Mau, đại diện trường THPT U Minh, xin trình bày một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT đối với bài thi tổ hợp KHTN.

Trong những năm trường THPT U Minh có tỉ lệ điểm bình quân đối với tổ hợp môn KHTN luôn có thứ hạng không cao lắm so với mặt bằng chung của Tỉnh.  

Do đó nhà trường luôn trăn trở và đặt một số câu hỏi:

- Làm thế nào để nâng cao chất lượng của tổ hợp KNTH?

- Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả không cao (chất lượng dạy ở GV, kết quả làm bài của HS)?

- Kế hoạch bài dạy có đảm bảo sát theo mục tiêu bài dạy đặt ra không? Có phù hợp với đối tượng HS theo từng lớp hay không? Sắp xếp số lượng HS/lớp;

- Kế hoạch thời gian, số tiết ôn tập có phù hợp hay không?

- Trang thiết bị phục vụ cho việc ôn tập của GV có đảm bảo không?

- Công tác chỉ đạo, giám sát đã làm tốt chưa? Công tác tư tưởng đối với GV, HS?

Giải quyết các câu hỏi trên, nhà trường đã đề ra một số giải pháp chỉ đạo giáo viên giảng dạy, ôn thi TN THPT cụ thể như sau:

- Yêu cầu GVCN, GVBM khối 12 nắm rõ năng lực từng học sinh khi được phân công phụ trách (cơ sở tìm hiểu thông qua kết quả học tập; thông qua GVCN, GVBM lớp 10,11; thông qua nhận xét của GVBM,…)

-  Tiến hành khảo sát nguyện vọng chọn môn thi cho học sinh và tổ chức chia lớp ôn theo nguyện vọng của học sinh ngoài giờ học chính khóa.

- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm chú trọng đến công tác hướng dẫn, tư vấn việc chọn môn thi sao cho phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi học sinh ngay từ đầu năm học; tránh việc thay đổi khối thường diễn ra ở cuối kì I hay gần cuối kì II. Đây cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến điểm trung bình bài thi tổ hợp môn KHTN.

- Chỉ đạo họp tổ chuyên môn sau khi có bảng phân công chuyên môn. Tập trung xây dựng điều chỉnh khung PPCT chính khóa, PPCT ôn tập cho khối 12 một cách hợp lý, có hiệu quả, đúng theo kế hoạch chi tiết thời gian năm học.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình ôn tập;  ngân hàng học liệu mua, cũng như được chia sẻ của một số thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm từ các tỉnh khác,...(môn vật lí: Chu Văn Biên; môn hóa học thầy Vũ Khắc Ngọc; môn Sinh: thầy Phan Khắc Nghệ); tham gia nhóm giáo viên bộ môn của cả nước,... làm giàu thêm nguồn ngân hàng kiểm tra đánh giá của trường với mục đích nhằm để nâng cao chất lượng tổ hợp môn KHTN nói riêng (các môn còn lại nói chung).

- Rà soát trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy. Đề xuất mua, gia hạn phần mềm phục vụ cho công tác ôn thi như phần mềm trắc nghiệm Viettest.

- Theo dõi chặc chẽ việc tổ chức ôn tập của giáo viên.

- Giáo viên được phân công ôn thi phải có kế hoạch dạy học cụ thể, đáp ứng tuỳ đối tượng học sinh, tăng cường phát triển khả năng tư duy đối với HS khá, giỏi bằng hình thức, giảng dạy trực tiếp trên lớp, giảng dạy trực tuyến ở nhà đối với những nội dung:

+ Chưa hiểu, chưa rõ trên lớp.

+ Nội dung kiến thức giáo viên giao về nhà.

+ Kiểm tra kiến thức, đánh giá kết quả ngay sau khi nộp bài (sử dụng phần mềm Viettest)

- Duy trì việc tổ chức thi thử cho học sinh vào cuối các đợt ôn thi, chấm thi và thông báo kết quả để học sinh biết, so sánh, tự đánh giá; giáo viên tìm ra những hạn chế của học sinh trong từng phần kiến thức lấy đó làm căn cứ để điều chỉnh việc ôn tập (được tổ chức 03 lần, trong đó 02 lần của trường, 01 lần của Sở GD&ĐT).

- Tổ chức phân tích cấu trúc đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT.

- Nội dung thi bài tổ hợp KHTN phải bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT những năm gần nhất và năm hiện tại.

- Chỉ đạo Đoàn trường theo dõi việc thực hiện nề nếp học tập của học sinh . Phải báo cáo thường xuyên, kịp thời theo từng buổi đến Lãnh đạo trường, giáo viên, phụ huynh HS.

b) Kết quả đạt được:

TT

Môn

ĐTB của trường

So sánh của tỉnh

So sánh cả nước

2022

2023

2022

2023

2022

2023

1

Vật lí

6.62

6.24

6.02 (+0.6)

5.91 (+0.33)

6.72

(-0.1)

6.57

(-0.33)

2

Hóa học

6.48

6.78

6.05 (+0.43)

6.23 (+0.55)

6.7

(+0.08)

6.74 (+0.04)

3

Sinh học

5.93

6.89

5.05 (+0.88)

6.46 (+0.43)

5.02

(+0.91)

6.39 (+0.5)

ĐTB thi TN

6.55

6.52

6.17 (+0.38)

6.31 (+0.21)

6.35 (+0.2)

6.46

(+0.06)

c) Đánh giá chung:

          * Ưu điểm

          - Với sự chỉ đạo trên góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên giảng dạy; nêu cao ý nghĩa quan trọng của kì thi đối với học sinh. Từ đó có thái độ học tập tích cực, không sao lãng.

          - Tự tin hơn khi tham gia kì thi được tổ chức cấp quốc gia. Thông các kì thi thử được tổ chức quy mô, đúng quy chế do Trường, Sở GD tổ chức; giúp giáo viên, học sinh tự bản thân điều chỉnh, bổ sung.

          - Với sự phối hợp chặc chẽ giữa Nhà trường- Đoàn trường-GV giảng dạy-PHHS góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong mỗi học sinh khi tham gia ôn tập.

          - Kết quả điểm bình quân bài thi tổ hợp môn KHTN luôn có thứ hạng cao trong toàn tỉnh, cả nước chẳng hạn như môn Sinh học)

          * Hạn chế

           Điều kiện ôn tập cho học sinh phải mượn hai điểm trường phục vụ cho công tác giảng dạy (Điểm 1: Trường THCS Nguyễn Thái Bình; Điểm 2: Trường Tiểu học Thị trấn U Minh) ngay từ đầu học kì II năm học 2022-2023. Dự kiến tiếp tục mượn hai cơ sở này đến hết năm học 2023-2024.

          * Nguyên nhân:

          - Khâu quản lý học sinh tại hai cơ sở mượn còn hạn chế ít nhiều ảnh hưởng đến công tác ôn của giáo viên và sự tiếp thu bài của học sinh.

          - Đối với môn Vật lí tỉ lệ ĐTB còn thấp so với ĐTB cả nước, trong tỉnh. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của bộ môn này là do:

          + Sỉ số lớp 12B: 41 em (Tổng số HS đăng ký tổ hợp môn KHTN: 79 em; đăng ký Đại học khối B chiếm tỉ lệ 51.90 %)

          + Tỉ lệ học lực, khá giỏi lớp này thấp hơn lớp 12A còn lại. Phản ảnh rõ qua kết quả thi TN THPT 2023 (Vật lí 12A: 97.37%; 12B: 70%; KQ chung của trường: 83.54%. Kết quả ĐTB 12A: 6.69; 12B: 5.79 (của tỉnh 5.91)

          - Ý thức học tập tổ hợp môn KHTN, phân phối thời gian học tập cho từng môn chưa khoa học, chưa hiệu quả.

          - Giáo viên giảng dạy chưa có kỹ năng thu hút học sinh tham gia môn học.

          - Tâm lý của giáo viên bộ môn còn nặng, bị áp lực từ kết quả thi TN THPT (đối với các môn thi TN nhưng học sinh không có nguyện vọng xét đại học) trong những giờ chính khóa, những giờ ôn tập. Chính điều này gây ra tâm lý hoang mang, ngán ngẫm khi tham gia học một số môn không theo nguyện vọng của các em.

          3. Giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng điểm trung bình thi THPT năm 2024 và những năm tiếp theo

3.1 Đối với công tác quản lý của BGH, Đoàn trường 

- Trong những năm qua, lãnh đạo luôn chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp. Chỉ tiêu đặt ra của trường về lượng HS đỗ tốt nghiệp phải cố gắng ở top 10 của Tỉnh. 

- Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tập trung chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ôn thi tổng thể để tổ chức thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch chúng tôi luôn chú tâm vào các vấn đề sau: 

+ Bám sát các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ, Sở GD&ĐT.

+ Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng của nhà trường. 

+ Đảm bảo các quy định về thực hiện chương trình, mốc thời gian cho các giai đoạn ôn tập. 

+ Các yêu cầu về nội dung ôn tập phải phân định rõ giữa những yêu cầu chung và riêng cho từng môn, từng khối lớp.

+ Chú trọng đến công tác hướng dẫn, tư vấn việc chọn môn thi sao cho phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi học sinh. 

- Trong quá trình tổ chức ôn tập phải chú trọng đến công tác quản lý nề nếp dạy và học như chính khóa. 

- Tiến hành khảo sát nguyện vọng chọn môn thi của học sinh và tổ chức chia lớp ôn theo nguyện vọng của học sinh ngoài giờ học chính khóa. 

- Xét khen thưởng giáo viên tuỳ theo chất lượng điểm thi TN THPT.

- Quản lý kiểm tra chặc chẽ nề nếp ôn tập của học sinh giống như giờ học chính khóa. Lãnh đạo trường, Đoàn trường theo dõi ghi nhật ký từng buổi kiểm tra. Từ đó có thông tin kịp thời đến GVCN, phụ huynh học sinh.

3.2 Đối với giáo viên bộ môn 

Giáo viên bộ môn có vai trò hết sức quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng các môn thi để thực hiện được nhiệm vụ này giáo viên bộ môn phải thực hiện tốt những công việc sau: 

- Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, kế hoạch ôn thi của nhà trường, tổ chuyên môn, cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo giáo viên xây dựng riêng cho mình một kế hoạch giảng dạy và ôn tập cụ thể, chi tiết đến từng chủ đề, chuyên đề và sát đối tượng. Mỗi chuyên đề phải có phần lý thuyết và bài tập. Phần lý thuyết nên hệ thống lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Phần bài tập nên có phần bài tập mẫu và bài tập tự làm (có gợi ý đáp án). Bài tập nên phân dạng và theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng dần các bài tập mở, gần gũi với thực tế. 

- Chú trọng đến việc dạy kiến thức cơ bản cho học sinh, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, quan tâm việc giúp học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng, chú ý đến cách trình bày bài đối với các môn tự luận, đặc biệt những môn như Lịch sử, Ngữ văn các em phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt của mình; môn ngoại ngữ phải biết diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ riêng của mình (HS hay mất điểm ở phần này). Trong quá trình dạy giáo viên cũng phải hướng tới cách dạy học hiểu và vận dụng kiến thức để giúp đỡ các em nắm được bản chất vấn đề. 

- Trong quá trình giảng dạy và tổ chức ôn tập nên phân nhóm học sinh theo trình độ, giao nhiệm vụ phù hợp với nhóm đó. Sau mỗi chuyên đề cần có các bài kiểm tra ngắn để đánh giá mức độ đạt được của học sinh; từ đó có hướng điều chỉnh hợp lý. Cuối đợt ôn nên có bài kiểm tra tổng hợp nhằm đánh giá được khả năng của học sinh. 

- Lưu ý phân tích cho học sinh cấu trúc đề thi minh họa của Bộ (như năm 2022; 2023) tìm ra những điểm chung, điểm mới ở các năm; hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài thi; rèn kỹ năng cách làm nhanh và nhận diện dạng bài tốt để khi gặp các dạng đề có thể xử lý nhanh nhất. Đơn cử như: Câu dễ làm trước, khó làm sau, trắc nghiệm làm hết; chọn câu đúng; loại trừ câu sai... nhiều điểm dành nhiều thời gian; trình bày chi tiết tránh làm tắt mất điểm, câu hỏi phải có câu trả lời).

- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tư vấn cho học sinh chọn môn thi, khối thi phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân học sinh. Với những trường hợp chọn quá nhiều môn thi, khối thi GV tư vấn để học sinh tập trung vào một số môn nhất định. Cốt lõi của việc giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp của giáo viên là: động viên, khuyến khích; sát đối tượng, tổng hợp kiến thức cơ bản và rèn kỹ năng với các dạng đề, đưa ra các tình huống để học sinh tự giải quyết. 

3.3 Đối với tổ chuyên môn

- Trong công tác ôn thi tốt nghiệp của trường, Tổ chuyên môn không chỉ là diễn đàn trao đổi về chuyên môn mà còn giúp giáo viên tự đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh bất cập trong việc thực thi nhiệm vụ ôn thi tốt nghiệp.    

- Trên cơ sở cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT kết hợp với kết quả phân tích điểm thi TN THPT năm 2023, Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch ôn tập phù hợp với học sinh trường mình. 

- Tổ chuyên môn phải có kế hoạch dạy riêng cho những học sinh có nguy cơ bị điểm liệt (tăng buổi, ôn luyện kiến thức nền, thậm chí đặt mục tiêu chống điểm liệt) 

- Tăng cường việc trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm dạy học kể cả việc dạy học phụ đạo, ôn tập. 

3.4 Đối với giáo viên chủ nhiệm 

- Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm định hướng, tư vấn cho học sinh lựa chọn ngành nghề, khối thi, môn thi, cụm thi phù hợp với khả năng của từng em. (không để học sinh lựa chọn môn thi theo phong trào) 

- GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh và nhà trường để quản lý việc học tập của học sinh, đặc biệt là quản lý việc tự học của học sinh. 

- Vận động học sinh tham gia đầy đủ các lớp ôn tổ chức tại trường.

- Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để động viên khuyến khích học sinh học tập; nắm bắt kịp thời tâm tư tình cảm của học sinh để có điều chỉnh hợp lý trong việc giáo dục, uốn nắn, thay đổi hạn chế của các em.

          4. Đề xuất, kiến nghị

          - Sở chủ trì tổ chức kỳ thi thử TN THPT sau một tuần (khi kết thúc 35 tuần theo quy định).

          - Để chuẩn bị tốt cho kì thi TN THPT 2025, Sở GD&ĐT cần có ngân hàng đề gửi cho các trường và Hướng dẫn các trường tổ chức kiểm tra đánh giá định kì theo mẫu minh họa của Bộ (dành cho khối 12).

          - Mỗi trường có báo cáo về Sở GD&ĐT về kết quả thi thử những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, rút kinh nghiệm những vấn đề nào, hướng khắc phục trong thời gian còn lại để đạt kết quả cao./.

                                                                                                                                                                                                          (Trường THPT U Minh)   

    

Tác giả: Lê Hoàng Dự
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image