image banner
  Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5   
Thống kê truy cập
  • Đang online: 26
  • Hôm nay: 1,795
  • Trong tuần: 16,150
  • Tất cả: 3,580,544
Xây dựng văn hóa đọc trong thư viện trường học
Lượt xem: 106
Thời gian qua, chương trình Thư viện thân thiện trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp với Tổ chức Room to Read thực hiện đã được triển khai ở nhiều trường trên địa tỉnh Cà Mau. Chương trình nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh tiểu học, hướng đến mục tiêu giúp các em trở thành người đọc độc lập trong tương lai, là người có kỹ năng đọc và thói quen đọc.

Tại thư viện thân thiện, sách được phân loại theo trình độ đọc và trưng bày trên kệ. Học sinh dễ dàng tìm sách phù hợp với trình độ đọc và tự lấy được sách để đọc. Trang thiết bị trong thư viện được sắp xếp hợp lý, học sinh di chuyển dễ dàng để chọn sách và vật phẩm giáo dục.

 Thư viện thân thiện Trường Tiểu học Quang Trung, Phường 5, thành phố Cà Mau được thành lập năm 2021, do Tổ chức Room to Read tại Việt Nam hỗ trợ. Ðúng như tên gọi “Thư viện thân thiện”, nơi đây đã tạo được sự thoải mái, ham thích cho học sinh mỗi khi đến đọc sách. Không gian thư viện được thiết kế đẹp mắt, sắp xếp khoa học, ngăn nắp, hợp lý để học sinh dễ dàng di chuyển chọn sách. Thư viện có trên 3 ngàn cuốn sách, điểm nhấn đó là sách được phân loại bằng bảng màu, dán mã màu tương ứng với từng loại sách, theo các khối lớp khác nhau, giúp học sinh dễ dàng tìm sách phù hợp với trình độ đọc và tự lấy được sách.  Thư viện thân thiện có đủ không gian để học sinh tham gia vào các hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm; có đủ không gian phục vụ việc mượn, trả sách. Ðồng thời, nhà trường sắp xếp thời khoá biểu học tại thư viện 1 tiết/lớp/tháng. Trong tiết học tại thư viện, giáo viên hướng dẫn, giúp phát triển thói quen đọc sách, luyện viết văn, rèn chính tả. Từ đó, hình thành kỹ năng đọc sách, văn hoá đọc, góp phần phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh. 

Để đa dạng các hoạt động của thư viện, trong những năm học vừa qua, Trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Cà Mau đã triển khai có hiệu quả Chương trình thư viện thân thiện Room to Read, lan tỏa niềm đam mê đọc sách bằng các hoạt động cụ thể: tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách mới hàng tuần theo chương trình “Mỗi tuần một cuốn sách” nhằm kịp thời thông tin sách mới đến toàn thể giáo viên và học sinh trong trường; giới thiệu cho các em cách thức mượn sách về nhà; duy trì, tổ chức có hiệu quả tiết đọc thư viện;  tổ chức hiệu quả mô hình “Thư viện xanh” thông qua việc tổ chức hoạt động thư viện ngoài trời; tổ chức tốt “Ngày hội đọc sách” hàng năm nhằm tạo cho học sinh có một sân chơi bổ ích, để các bậc phụ huynh thấy được vai trò, tầm quan trọng của sách đối với việc học, quan tâm ủng hộ các em trong hoạt động đọc và mượn sách. “Ngày hội đọc sách” được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như tuyên truyền giới thiệu sách; sân khấu hóa sách; hóa thân thành các nhân vật yêu thích trong sách; trưng bày sách. Trường còn phối hợp Thư viện tỉnh để học sinh được tiếp cận, khám phá thêm nhiều loại sách mới.

Việc xây dựng và phát triển văn hoá đọc đang là một trong những hoạt động trọng tâm của các nhà trường nhằm rèn luyện năng lực tự học, đọc chủ động giúp học sinh phát triển và mở rộng kiến thức. Đến nay, thư viện các trường trên toàn tỉnh có tới vài triệu bản sách, báo, tài liệu tham khảo; trong đó truyện đọc, sách báo dành cho học sinh chiếm từ 40-60%. Ngoài thư viện chung, các nhà trường cũng khuyến khích các lớp xây dựng tủ sách nhỏ, thân thiện ngay trong lớp học giúp mỗi học sinh dễ dàng và chủ động lựa chọn thời gian đọc sách trong những lúc rảnh rỗi. Nhà trường cũng khuyến khích thực hiện xoay vòng tủ sách giữa các lớp để học sinh có cơ hội tiếp xúc với nhiều đầu sách hơn. Vì vậy, tủ sách lớp, thư viện trường được trang bị khá nhiều sách và tư liệu phù hợp lứa tuổi, phong phú về nội dung. Các trường còn tạo không gian thư viện, nơi đọc sách thuận tiện thân thiện, mở rộng không gian đọc ở các vị trí khác nhau như đọc tại thư viện lớp, thư viện trường, ngoài sân trường... để học sinh có vị trí đọc sách thuận lợi nhất. Từ việc phát động phong trào đọc sách, học sinh tham gia rất hào hứng. Để nâng cao chất lượng văn hóa đọc, các thầy cô còn hướng dẫn cho các em cách chọn lựa đầu sách hay, những cuốn sách bổ ích trang bị nhiều kiến thức cần thiết trong cuộc sống cũng như trong học tập. Để khuyến khích học sinh đọc sách, các nhà trường còn tổ chức tuyên dương, phát thưởng cho học sinh đọc được nhiều cuốn sách. Thay vì thường đồ dùng học tập, nhà trường chuyển sang thưởng sách, truyện cho học sinh đạt thành tích tốt trong các phong trào thi đua đọc sách ở trường, ở lớp.

Các hoạt động đọc sách trong thư viện trường học đã mang lại niềm vui, sự sáng tạo, nuôi dưỡng sự thân thiện giữa thầy và trò, giữa lớp với lớp. Đọc sách giúp các em được tiếp thu những kiến thức mới, vừa được học, vừa được chơi, vừa được thư giãn sau những bài học căng thẳng ngay tại trường học. Đặc biệt việc đọc sách chủ động còn giúp các em phát triển một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ về năng lực, phẩm chất, tâm hồn và nhân cách, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tác giả: Trung Hiếu
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image