image banner
  Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5   
Thống kê truy cập
  • Đang online: 33
  • Hôm nay: 1,712
  • Trong tuần: 16,067
  • Tất cả: 3,580,461
Phát huy vai trò của người giáo viên chủ nhiệm
Lượt xem: 655
Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Giáo viên chủ nhiệm lớp được đánh giá là hạt nhân trong quá trình giáo dục phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách học sinh. 

Ngoài chức năng, nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm là người quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo hình thành, nuôi dưỡng, phát triển nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt. Vì vậy, ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn trong các giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm thường phải tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo việc rèn luyện đạo đức, hành vi và những biến đổi về tâm sinh lý của các em, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của học sinh với ban giám hiệu nhà trường, với giáo viên bộ môn và gia đình các em.…

Cô giáo Phạm Thị Mỹ Hạnh, Trường THCS Thị trấn Thới Bình tâm sự: “Qua nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy, để làm tốt công tác chủ nhiệm thì mỗi giáo viên phải có cái nhìn tinh tế và bao quát đối với lớp, phải nắm được tâm tư tình cảm, tâm lý, cá tính của mỗi em, đôi khi phải tâm sự với các em, để biết các em đang nghĩ gì và cần những gì, từ đó mới có được những biện pháp phù hợp để giúp đỡ, giáo dục sát với từng em. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng cần thường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh trong lớp để kịp thời uốn nắn, động viên các em…”.

Theo cô Hải, học sinh trung học không còn trẻ nhỏ như học sinh tiểu học, cũng không phải lớn như các em trung học phổ thông nên để giáo dục các em, mình phải có biện pháp thích hợp. Với cô, mình gần gũi, thấu hiểu, chia sẻ cùng học sinh như chính người bạn của các em; tạo điều kiện để các em phát huy dân chủ, phát huy vai trò tự quản, tự giác, tự giáo dục; thương yêu, độ lượng với học sinh như chính người mẹ của các em và quyết đoán đầy trách nhiệm trước các em chính là điều đã giúp cô hoàn thành tốt  nhiệm vụ chủ nhiệm lớp mà trường giao cho cô trong những năm qua. Năm nào cũng vậy, vào những ngày đầu tiên của năm học, bao giờ cô cũng cho học sinh lớp mình thảo luận, xây dựng quy chế riêng của lớp. Mọi hoạt động của lớp, không bao giờ cô ra lệnh, áp đặt mà bao giờ cũng "tự làm cố vấn", gợi ý cho cán bộ lớp đưa ra tập thể lớp trao đổi, bàn bạc và quyết định. Cũng có những lần lớp bàn bạc không thành, nhưng cô không nôn nóng. Cô dành thời gian gặp riêng, trao đổi, thuyết phục những em có ý kiến ngược chiều.

anh tin bai

Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong các hoạt động giáo dục học sinh nhưng hiện nay, việc xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều giáo viên nhận nhiệm vụ với tinh thần miễn cưỡng nên trong công tác chỉ triển khai nhiệm vụ ban giám hiệu giao theo cách hành chính, thiếu sự quan tâm, tìm hiểu về tâm, sinh lý lứa tuổi, không nắm bắt được những diễn biến thay đổi tâm lý để phát hiện và uốn nắn kịp thời những lệch lạc của học sinh. Nhiều giáo viên chủ nhiệm khi tiếp nhận thông tin từ học sinh, đã không kịp thời xử lý tình huống, ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính khách quan, trung thực của dư luận, ý kiến của tập thể học sinh.

Trao đổi về những biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, cô Lê Minh Huệ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình chi biết: Trước hết mỗi người giáo viên phải có một tình cảm thật sự đối với học sinh của mình, phải quan tâm tới các em như con em của chính mình, phải biết chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm và đặc biệt phải nắm được những suy nghĩ, hành động của các em để có hướng giáo dục cụ thể. Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với học trò như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên, khuyến khích các đơn vị bình bầu, suy tôn danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi, tạo các phong trào thi đua, tìm tòi, học hỏi, chăm lo công tác giáo viên chủ nhiệm, khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp để thông qua đó trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm trong công tác. Các trường sư phạm cũng cần chú trọng đến dạy kỹ năng công tác làm chủ nhiệm lớp cho sinh viên, để khi ra trường, các giáo viên có thể trở thành những giáo viên chủ nhiệm, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

 

Tác giả: Trung Hiếu
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image