image banner
  Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5   
Thống kê truy cập
  • Đang online: 28
  • Hôm nay: 1,810
  • Trong tuần: 16,165
  • Tất cả: 3,580,559
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Lượt xem: 208
Ông cha ta đã từng khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với ngành giáo dục nói chung và đối với mỗi trường học nói riêng. 

Đó không chỉ là mục tiêu phấn đấu mà còn là trách nhiệm lớn lao của nhà trường. Làm tốt công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là góp phần quyết định việc đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại hội nhập.

Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức của thầy trò. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thường gặp khó khăn về thời gian, cái khó của người thầy là vẫn phải đảm bảo số tiết nghĩa vụ và cái khó của trò là phải học đủ tất cả các môn theo chương trình quy định. Do đó, thầy và trò đều cần có thời gian cho hoạt động này. Còn chương trình bồi dưỡng thông thường có những yêu cầu cao hơn chương trình bình thường. Điều đó, có nghĩa là ngoài chương trình bình thường, học sinh phải được học nâng cao, thậm chí phải học trước chương trình của năm sau.

anh tin bai

Do đó, đối với học sinh giỏi phải yêu thích bộ môn, tự nguyện tham gia bồi dưỡng. Nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình và kĩ năng bộ môn. Biết sử dụng phương pháp tìm tòi nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề, có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chủ động, tích cực thảo luận nhóm trong học tập, nâng cao khả năng tự học. Mỗi học sinh tham gia bồi dưỡng phải có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập và các loại sách tham khảo cần thiết. Thực hiện nghiêm túc việc tham gia bồi dưỡng, thường xuyên tự học ở nhà. Làm bài tập đầy đủ và đọc những tài liệu tham khảo cần thiết theo yêu cầu của Giáo viên bồi dưỡng.

Đối với lãnh đạo nhà trường, giáo viên giảng dạy học sinh giỏi phải xây dựng kế hoạch, thường xuyên quan tâm và tạo mọi điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên phải tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đầu tư nghiên cứu, biên soạn chương trình, giáo án để tham gia bồi dưỡng, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu và việc bồi dưỡng thường xuyên trên lớp.

Việc phát hiện và chọn học sinh giỏi phải được tiến hành kĩ lưỡng, không chỉ dựa trên kết quả học tập và rèn luyện của năm học trước mà còn tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Đồng thời việc chọn học sinh giỏi cần đảm bảo các yêu cầu: Học sinh phải yêu thích bộ môn, có tinh thần vượt khó trong học tập, có nguyện vọng dự thi cùng khối vào các trường Đại học…Đây là động cơ giúp học sinh vượt khó vươn lên trong quá trình tham gia bồi dưỡng; Là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, có năng lực nhận thức tốt ở bộ môn tham gia bồi dưỡng; Chọn những học sinh có chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, ít sai chính tả và diễn đạt tương đối tốt.

Trên cơ sở đó, giáo viên tổ chức thi khảo sát để nhận xét và đánh giá năng lực của học sinh, loại bỏ những học sinh còn nhiều hạn chế về kiến thức và kĩ năng bộ môn. Qua các đợt kiểm tra sàng lọc, Giáo viên có thể bổ sung học sinh mới thay cho học sinh không đạt yêu cầu trong quá trình bồi dưỡng.

 

Tác giả: Đức Hiếu
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image