image banner
  Nhiệt liệt chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)!                                     Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam!                                                                                                 Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn!
Thống kê truy cập
  • Đang online: 20
  • Hôm nay: 2,277
  • Trong tuần: 15,895
  • Tất cả: 3,321,464
NỤ CƯỜI CHỊ KIỂNG
Lượt xem: 251
Chị không những bị giặc tra tấn giã man “Điện giật dùi đâm giao cắt lửa nung/không giết được em người con gái anh hùng”, mà còn bị chúng cưa chân, vẫn bất khuất kiên trung! Chị kể: chân chị bị địch cưa mấy lần. Mỗi lần chết đi sống lại thì thấy chân mình mất đi một khúc! Chị được cứu ra khỏi nhà tù, ra Bắc gặp Bác Hồ, Bác hỏi: Cháu Kiểng học lớp mấy rồi? Thưa Bác, cháu mới biết đọc, biết viết. 

Năm ấy, Lớp Văn A Khóa 2 Trường Đại học Cần Thơ tổ chức làm báo tường chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tổ làm báo được thành lập, mỗi thành viên của lớp hưởng ứng một “tác phẩm”.

Tổ báo họp phân công nhiệm vụ, duyệt bài, chuẩn bị giấy, viết…

Bẵng đi thời gian, một buổi sáng Đỗ Nhạn lớp trưởng sang phòng tôi ở, nách kẹp giấy roky, tay cầm hộp viết mầu, các bài viết đã chọn, anh bảo:

- Ông làm dùm tờ Báo tường, xong càng sớm càng tốt, quá thời hạn nộp rồi. Tôi tròn xoe mắt: Tổ báo đâu? Anh không giải thích mà nhắc lại: ông làm dùm đi.

Thế là tôi rị mọ, múa rìu …sau gần 2 ngày tờ báo cũng hòm hòm. Chiều, đang kiểm tra lại để giao, nghe tiếng lục cục, quay lại thấy chị Kiểng chống nạng đứng sau, cười phúc hậu! Nụ cười rất đẹp, đầy lạc quan! Tôi chỉ bài Hòn đá chị sưu tầm, đăng ở hàng đầu.

Chị bảo:

- Sao ưu tiên chị thế.

Tôi tiếp lời:

- Rất xứng đáng, vì đây là bài thơ về sức mạnh đoàn kết, rất hình ảnh, rất thuyết phục của Bác.

Ngày mới vào học, gặp chị Kiểng tôi cứ nghĩ: chị Kiểng cũng như Chị Trần Thị Lý là hình mẫu thực để nhà thơ Tố Hữu viết nên bài thơ nổi tiếng “Người con gái Việt Nam”.

Chị không những bị giặc tra tấn giã man “Điện giật dùi đâm giao cắt lửa nung/không giết được em người con gái anh hùng”, mà còn bị chúng cưa chân, vẫn bất khuất kiên trung!

Chị kể: chân chị bị địch cưa mấy lần. Mỗi lần chết đi sống lại thì thấy chân mình mất đi một khúc! Chị được cứu ra khỏi nhà tù, ra Bắc gặp Bác Hồ, Bác hỏi:

  • Cháu Kiểng học lớp mấy rồi?
  • Thưa Bác, cháu mới biết đọc, biết viết.

Những năm tháng tiếp theo là một ý chí, nghị lực phi thường của chị trên đường học vấn!

Sau năm 1975 chị theo học ngành Sư phạm, đồng môn Văn K2 của chúng tôi. Đúng là một kỳ tích! Một chặng đường dài phấn đấu từ máu để kết nên hoa của chị!

Chúng tôi tin rằng những học trò học dưới mái trường chị công tác, sẽ là hạt giống đỏ cho quê hương Đất Nước mai sau.

Từ buổi sáng bên tờ báo tường năm ấy đến nay đã hơn 40 năm chưa một lần gặp lại, nhưng mỗi khi hoài niệm về thời Sinh viên ở Cần Thơ, nụ cười chị Kiểng luôn bừng sáng trong tôi với tất cả niềm tin yêu cuộc sống!

Tác giả: Trần Lượng
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image