image banner
  Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5   
Thống kê truy cập
  • Đang online: 23
  • Hôm nay: 1,790
  • Trong tuần: 16,145
  • Tất cả: 3,580,539
Ngành giáo dục Thới Bình: Tập trung khơi dậy niềm đam mê đọc sách
Lượt xem: 97
Những năm qua, ngành giáo dục Thới Bình đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống thư viện trường học để nâng cao khả năng tự đọc, tự tìm hiểu kiến thức thông qua sách, báo của học sinh và giáo viên. 

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải thư viện trường nào cũng duy trì được phong trào đọc sách. Nhiều thư viện trường học chưa thực sự hấp dẫn, thu hút học sinh. Nguyên nhân do còn nhiều thư viện có cơ sở vật chất nghèo nàn, số lượng và chất lượng sách đều hạn chế, phòng đọc tạm bợ, không đáp ứng được nhu cầu của học sinh nhất là thư viện ở các điểm trường lẻ. Bên cạnh đó, thực tế chương trình học vẫn chưa được giảm tải, quỹ thời gian vui chơi giải trí trong đó có hoạt động đọc sách báo của học sinh quá hạn hẹp nên mặc dù nhiều trường có số lượng sách khá lớn nhưng vẫn không thu hút được các em đến đọc. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện ở các trường phần lớn vẫn là kiêm nhiệm, thiếu nghiệp vụ thư viện nên chủ yếu mới thực hiện chức năng trông coi kho sách chứ chưa có khả năng lôi cuốn học sinh hoặc định hướng cho các em chọn lọc những cuốn sách hay và bổ ích.

Để thư viện trường học ngày càng có đông bạn đọc, ngành Thới Bình xác định: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị và đội ngũ cán bộ chuyên trách cho thư viện nhà trường. Các hoạt động của thư viện trường học cần được mở rộng, phong phú hấp dẫn hơn, không chỉ dừng lại ở việc lưu giữ, cho mượn sách mà cần khuyến khích học sinh đến với sách nhiều hơn bằng các hình thức: tổ chức thi kể chuyện, hỏi đáp về nội dung những cuốn sách hay, hướng dẫn các em viết thu hoạch hoặc cảm xúc về cuốn sách đã đọc.

Cùng với sự quan tâm đầu tư của ngành giáo dục và đào tạo, các nhà trường phải chủ động phát huy chức năng hoạt động của thư viện, tránh rườm rà trong thủ tục mượn, trả sách để học sinh xóa bỏ tâm lý e ngại khi đến thư viện. Có như vậy, thư viện trường học mới phát huy được vai trò là cầu nối đưa học sinh đến với sách, thúc đẩy văn hóa đọc phát triển trong các nhà trường.

anh tin bai

Đồng thời, ngành giáo dục cần rà soát, đánh giá thực trạng, quan tâm hơn đến việc đào tạo, đào tạo lại, nâng cao nghiệp vụ thư viện vì hiện nay đa số cán bộ thư viện là kiêm nhiệm, chỉ có một số rất ít có chuyên môn, nghiệp vụ. Ban giám hiệu các trường phổ thông cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của thư viện trong nhà trường để tạo điều kiện cho thư viện phát triển, có cách bố trí sắp xếp cán bộ thư viện phù hợp. Cán bộ thư viện phải quản lý các đầu sách, danh mục chặt chẽ, thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh kho sách, thực hiện tu bổ kho sách, tài liệu sử dụng lâu dài, thanh lọc tài liệu đúng quy định.

Các trường cần bố trí thư viện ở vị trí thuận lợi, an toàn, thoáng mát, có phòng đọc hoặc khu vực đọc cho giáo viên, học sinh, kho sách cần đầy đủ và phong phú hơn nữa, tạo điều kiện cho việc đọc, nghiên cứu và tổ chức tốt các hoạt động tại thư viện. Có hình thức xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực xây dựng tủ sách, báo, cơ sở vật chất, kỹ thuật và các hoạt động thư viện.  Cũng nên đưa hình thức “Thư viện thân thiện” để mang lại cho các em nhiều lợi ích, ngoài mục đích đọc sách còn tạo điều kiện thuận tiện để giải trí lành mạnh, phát triển tiềm năng của các em một cách toàn diện. Ngoài ra có thể tổ chức thêm hình thức thư viện góc lớp (đảm bảo mỗi lớp đều có giá sách, tủ sách tại góc lớp của lớp mình), hình thức thư viện ngoài trời (đọc sách theo nhóm trên ghế đá, dưới những tán cây xanh vào giờ ra chơi).

 

 

Tác giả: Đức Hiếu
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image