Khởi sắc giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer
Chủ Nhật, 19/11/2023 08:39 GMT+7
Lượt xem: 38
Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư từ chính quyền
các cấp, cùng sự nỗ lực của người dân vùng đồng bào dân tộc Khmer, giáo dục ở
vùng có nhiều đồng bào Khmer huyện Thới Bình ngày càng được nâng cao. Con đường
đến trường rộng mở, ngày càng có nhiều trường học đạt chuẩn quốc gia, chất
lượng giáo dục được nâng lên đáng kể.
Đến nay, mạng lưới trường lớp ở vùng đồng bào Khmer
huyện Thới Bình được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dân tộc
Khmer đến trường. Các xã đông đồng bào Khmer sinh sống đều có trường mầm non,
phổ thông. Môi trường học tập hiện đại, thân thiện. Tỷ lệ huy động học sinh dân
tộc Khmer các cấp đạt trên 90%.
Xác định mục tiêu quan trọng để phát triển kinh
tế- xã hội ở vùng tập trung đông đồng bào Khmer là nâng cao dân trí, các cấp ủy
Đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương trong tỉnh luôn quan tâm, tăng cường
đầu tư cho giáo dục- đào tạo.
Trước đây, Trường THCS Hồ Thị Kỷ gặp nhiều khó
khăn do thiếu phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, đồ dùng, trang
thiết bị dạy học,... Hiện nay, Trường THCS Hồ Thị Kỷ đã được xây dựng khang
trang, đầy đủ cơ sở vật chất và các công trình phụ, đạt chuẩn quốc gia, tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. So với trước đây thì cơ sở vật chất
nhà trường đã được trang bị đầy đủ từ phòng học đến đồ dùng thiết bị dạy học
cho trẻ. Trường học đạt chuẩn quốc gia, sáng, xanh, sạch, đẹp. Đời sống giáo
viên ngày càng được nâng lên, yên tâm hơn trong cuộc sống cũng như công tác.
Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp, huyện Thới
Bình còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người dạy, người học ở vùng đồng bào
Khmer. Từ đó, tạo sự chuyển biến đáng kể về nhận thức của đồng bào Khmer trong
việc nâng cao dân trí, ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước,
nỗ lực xây dựng cuộc sống ấm no, phấn đấu phát triển kinh tế, chung tay cùng
chính quyền các cấp làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào Khmer.
Theo đó, bên cạnh đó, các chính sách về giáo dục cho
đồng bào Khmer như hỗ trợ gạo cho học sinh, hỗ trợ chế độ học tập cho học sinh
dân tộc nội trú, chế độ miễn giảm học phí, học bổng,... đã mở rộng con đường
đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục cho bà con dân tộc Khmer. Trước đây tỷ
lệ trẻ em dân tộc đến trường rất thấp. Nhưng sau khi được sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo cũng như chính quyền địa phương, hỗ trợ về cơ sở vật chất khá đầy
đủ, kịp thời về chế độ chính sách cho trẻ em người dân tộc, giáo viên có hoàn
cảnh khó khăn. Từ đó, phụ huynh cũng rất an tâm đưa trẻ đến trường, tỷ lệ trẻ
đến trường đạt trên 90%”.
Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer huyện
Thới Bình ngày càng cao. Trẻ em được tạo mọi điều kiện tốt nhất để đến trường.
Rồi những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Khmer tốt nghiệp trở về chung tay xây dựng
phum sóc, trở thành động lực, niềm tin cho nhiều gia đình bà con Khmer cho con
em học đến nơi đến chốn, cùng xây dựng quê hương.
Tác giả: Nguyễn Hiếu