image banner
  Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5   
Thống kê truy cập
  • Đang online: 37
  • Hôm nay: 1,306
  • Trong tuần: 15,661
  • Tất cả: 3,580,055
Hội thảo chuyên môn nâng cao chất lượng môn hóa trong kỳ thi THPT và những năm tiếp theo.
Lượt xem: 118

Vừa qua, tại Trường THPT Thới Bình, tổ Hóa học đã tổ chức Hội thảo chuyên môn nâng cao chất lượng môn hóa trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT và những năm tiếp theo.

Tại buổi hội thảo, thạc sỹ Phan Thanh Ngự, giáo viên giảng dạy môn hóa đã trình bày biện pháp nâng cao chất lượng môn hóa trong kỳ thi THPT quốc gia và những năm tiếp theo. Theo thầy Ngự, để nâng cao chất lượng môn Hóa, một trong những biện pháp quan trọng cần làm là đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Theo đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần nắm vững ma trận đề được biên soạn một cách chu đáo, thống nhất giữa nội dung và  tỉ lệ mức độ: Nhận biết: 50%; Thông hiểu: 20%; Vận dụng thấp: 20%; Vận dụng cao: 10%. Do đó, giáo viên cần tăng cường ôn tập, rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh. Trong quá trình ôn tập cần bám sát kiến thức SGK. Đây là điều tối quan trọng vì sách giáo khoa cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và đề thi cũng luôn xoay quanh khối kiến thức này. Tuy nhiên đề thi thường không bao giờ có câu hỏi "rập khuôn" như trong SKG mà có sự biến đổi để phát huy tính sáng tạo của thí sinh.

Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất của quá trình ôn tập là thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách. Giúp các em nắm chắc các lý thuyết tổng quát gồm: Các thuyết và định luật: Thuyết nguyên tử – phân tử, thuyết electron, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, thuyết điện li, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ… Định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa… Các phương pháp giải nhanh như: áp dụng định luật bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích…), phương pháp đường chéo, phương pháp dùng tăng giảm khối lượng…

Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều tối quan trọng là phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. Để làm được điều đó thì có một cách đơn giản là khi gặp bất kỳ câu hỏi nào, bài tập nào, không chỉ tìm cách giải quyết câu hỏi đó, bài toán đó mà còn tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại.

Trong quá trình làm bài cần: Ưu tiên câu hỏi lý thuyết làm trước vì các câu hỏi lý thuyết đa phần là các câu dễ hoặc nếu không làm được cũng bỏ qua được rất nhanh vì lý thuyết biết là làm được ngay, nếu không biết thì có nghĩ cũng không ra. Phần bài tập thì làm theo thế mạnh trước. Trong đề thi thì các bài tập hữu cơ và vô cơ thường được xếp xen kẽ, do đó, để có được sự tập trung cao nhất thì các em nên quyết định làm vô cơ trước hay làm hữu cơ trước. Thường thì khi tập trung cho một mảng nội dung thì kiến thức của các em dễ gọi ra nhanh hơn, tập trung hơn và câu trước với câu sau có sự bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho nhau rất nhiều. Nếu thế mạnh của em là bài tập hữu cơ thì nên làm hữu cơ trước, nếu là vô cơ thì nên làm vô cơ trước. Nguyên tắc làm bài tập nếu quá 3 phút/1 câu thì không tiếp tục làm câu đó nữa để đảm bảo thời gian làm những câu còn lại. Hãy quay lại làm các câu khó, cực khó cuối cùng. Phân bổ thời gian hợp lý cho bài thi, có thể phân bổ thời gian theo điểm số mục tiêu của bản thân. Ví dụ mục tiêu em chỉ có 7 điểm thôi thì ưu tiên phân bổ thời gian nhiều hơn cho 35 câu đầu (nếu đề thi sắp xếp theo cấu trúc từ dễ đến khó), với các câu khó dù cố gắng cũng không làm được thì dành ít thời gian hơn chứ không nên quá mất thời gian vào câu đó mà không còn thời gian kiểm tra lại các câu khác.

 

Tác giả: Trung Hiếu
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image