Hồ Thị Kỷ đã
hóa thân vào đất trời Tổ Quốc! “Tiếng nổ” bừng lên từ trái tim anh
hùng của chị vang vọng mãi ngàn sau! Đúng như Thi sỹ Nguyễn Hải Tùng
sinh thời đã viết trong bài "“Từ trai tim em":
…“Từ trái tim em bừng tiếng nổ
Cuối trời Tổ quốc
lửa dâng cao,
Từ trái tim em nung
thép đỏ,
Chảy vào mạch sống
vạn đời sau”…
Truyền thống anh hùng
xuyên suốt trong dòng máu người phụ nữ Việt từ thời các Vua Hùng
dựng nước. Truyền thống ấy đã bùng lên dữ dôi vào năm 40 sau CN, dưới
ngọn cờ khởi nghĩa của Trưng Trắc Trưng Nhị. Cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà là một trong những chiến công hiển hách nhất, đánh thắng quân Nam Hán, giành
được độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Tháng 3 năm 40, mùa xuân năm Canh
Tý, trước sự áp bức bóc lột tàn bạo của Thái thú Tô Định và bè lũ quan lại nhà
Đông Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Trong một thời gian ngắn, dưới sự
lãnh đạo tài tình của Hai Bà, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra cả nước,
làm sụp đổ toàn bộ chính quyền Đông Hán.
Mặc dù chỉ giành độc lập trong thời
gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng
ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc cao cả. Cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, ý chí quật
cường của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử hào hùng
về truyền thống đấu tranh chống xâm lược của ngoại bang, người Việt Nam qua
nhiều thời đại không thể không nhắc đến tên Triệu Thị Trinh bên cạnh các
gương liệt nữ Trưng Trắc Trưng Nhị!
Hơn 200 năm sau cuộc khởi nghĩa
của Hai Bà Trưng, năm 248 bùng lên cuộc khởi nghĩa chống giặc phương
Bắc của Triệu Thị Trinh và anh trai Triệu Quốc Đạt. Tuyên bố quyết chiến với giặc Ngô của Bà Triệu, gần 20 thế kỷ sau vẫn rạng ngời
trong sử sách: "Tôi
chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông,
lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm
tì thiếp cho người".
Khi Triệu Quốc
Đạt tử trận, Triệu Thị Trinh đã thay anh mình chỉ huy đánh giặc vô
cùng dũng mãnh, nhiều châu được giải phóng, thứ sử Giao Châu bị giết,
giặc Ngô kinh hoàng, vua Ngô phải cử viên danh tướng Lục Dận đem thêm 8.000
quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa.
Quân Ngô hơn hẳn
quân khởi nghĩa về lực lượng, vũ khí. Quân khởi nghĩa còn non trẻ, không đủ
sức chống lại đạo binh lớn hơn mình gấp bội. Sau nhiều cuộc giao tranh quyết liệt với quân
giặc, thế cùng, lực kiệt, Bà Triệu phải rút về núi Tùng Sơn. Bà quì xuống
vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm
thần) rồi rút gươm tự vẫn, đó là vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn năm 248.
Cuộc khởi
nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một mốc son sáng ngời trong lịch
sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường cùng
sự hy sinh lẫm liệt của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ mà còn là
nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự chủ của dân
tộc trong suốt chiều dài lịch sử.
Những sự kiện lịch sử về Hai Bà Trưng,
Bà Triệu đã theo dòng thời gian chuyển hóa thành các sự tích văn hóa, vào
huyền thoại, đi vào tâm linh, tín ngưỡng người Việt Nam.
Phát huy truyền thống phụ nữ
Việt Nam, noi gương Bà Trưng Bà
Triệu, gần 2000 năm sau nơi miền đất cực Nam của Tổ Quốc, ngày 3 tháng
4 năm 1970, một tiếng nổ rung trời chuyển đất do nữ biệt động Hồ Thị
Kỷ tạo ra tại Ty Cảnh sát Ngụy quyền Sài Gòn ở Cà Mau, giết chết 26 tên giặc ác ôn và 1 tên sĩ quan Mỹ, bốt gác và 3
xe quân sự của giặc bị phá hủy.
Nữ biệt động Hồ
Thị Kỷ đã anh dũng hy sinh lúc mới 21 tuổi!
Hồ Thị Kỷ đã
hóa thân vào đất trời Tổ Quốc! “Tiếng nổ” bừng lên từ trái tim anh
hùng của chị vang vọng mãi ngàn sau! Đúng như Thi sỹ Nguyễn Hải Tùng
sinh thời đã viết trong bài "“Từ trai tim em":
…“Từ trái tim em bừng tiếng nổ
Cuối trời Tổ quốc
lửa dâng cao,
Từ trái tim em nung
thép đỏ,
Chảy vào mạch sống
vạn đời sau”…