image banner
  Nhiệt liệt chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)!                                     Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam!                                                                                                 Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn!
Thống kê truy cập
  • Đang online: 24
  • Hôm nay: 779
  • Trong tuần: 11,583
  • Tất cả: 3,317,152
SUY NGHĨ VỀ THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC LỊCH SỬ
Lượt xem: 7663
Lịch sử là hồn cốt của Quốc gia dân tộc. Lịch sử không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà còn là một môn học có vị trí hàng đầu trong việc giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước… Năm 1942 trong “Việt Nam Lịch sử diễn ca” Bác Hồ đã viết: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

 

Lịch sử là hồn cốt của Quốc gia dân tộc. Lịch sử không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà còn là một môn học có vị trí hàng đầu trong việc giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước… Năm 1942 trong “Việt Nam Lịch sử diễn ca” Bác Hồ đã viết: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

“Gốc tích nước nhà Việt Nam” đã bao đời hun đúc nên các thế hệ phi thường trong công cuộc dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước.

Vậy mà từ hàng chục năm nay, dư luận xã hội đã phê phán gay gắt thực trạng thờ ơ, kiến thức Lịch sử nghèo nàn, yếu kém của học sinh.

Theo số liệu thống  kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2016, cả nước có trên một triệu thi sinh dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia, nhưng chỉ có 11,52%  thí sinh đăng ký thi môn Sử! Tại Thành Phố Hồ Chí Minh có 3.941/65.579 thí sinh đăng ký thi môn Sử, tỷ lệ chưa tới 6%. Tại Cà Mau theo số liệu từ Sở Giáo dục – Đào tạo năm 2016 có 2.421/7.609 thí sinh chọn thi môn Lịch sử, chiếm khoảng trên 30%.

Có lẽ chưa khi nào việc dạy và học Lịch sử nước nhà lại trở thành đề tài nóng như lúc này. Trên báo chí, dư luận xã hội, tại các diễn đàn khác nhau, nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục có cùng nhận xét: việc học sinh chán học và học kém môn Lịch sử có nguyên nhân từ nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy.

Chúng tôi hoàn toàn thống nhất với nhận xét trên và cho rằng muốn “nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử Việt Nam trong chương trình phổ thông hiện nay” thì cần phải đổi mới, đổi mới toàn diện.

Trước tiên là cần thẳng thắn nhìn nhận về chương trình, nội dung Lịch sử được biên soạn trong Sách Giáo khoa.

Sách Giáo khoa Lịch sử đã cơ bản hoàn thành sứ mệnh của nó trong một giai đoạn cách mạng, đó là thực tiễn không thể phủ nhận. Tuy nhiên Sách giáo khoa Lịch sử cũng bộc lộ những nội dung không còn phù hợp, cụ thể là:

Lịch sử trình bày Sách giáo khoa không sát với thực tế Lịch sử, mà nghiêng hẳn về “bài ca” Lịch sử; “khẩu hiệu” Lịch sử. Nghĩa là chỉ ca ngợi một chiều “Ta thắng địch thua”, không nhìn nhận những khốc liệt, những nỗi đau, những mất mát, những “bi - hùng” của chiến tranh.

Kiến thức trong chương trình sách giáo khoa thừa chữ, thừa con số, dường như vô cảm khi tường thuật sự kiện, thiếu hình ảnh. Trong lịch sử, không phải càng nhiều con số địch chết là hay, mà phải là những con số điển hình mang ý nghĩa của sự kiện Lịch sử.

Lịch sử - Văn hóa – là cái nôi để hình thành nhân cách, tình cảm, khí phách của con người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước, xây dựng đất nước thì các tác giả lại quên trình bầy!

Về đội ngũ Nhà giáo giảng dạy môn Lịch sử.

Đội ngũ Nhà giáo giảng dạy môn Lịch sử đã lao động hết mình, tìm tòi sáng tạo  góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, tâm hồn Việt Nam. Tuy nhiên có một bộ phận Nhà giáo giảng dạy chỉ nói lại những kiến thức trong sách giáo khoa rất nhàm chán, học sinh thờ ơ, không hứng thú, cách dạy cứng nhắc, nặng con số, sự kiện, bắt học sinh học thuộc lòng…có cả những giáo viên dạy môn Lịch sử chỉ dạy cho qua giờ,  45 phút học Sử sao thời gian dài quá!

Cách đây gần 40 năm, tôi ra trường được phân công về giảng dạy ở một trường cấp III, từ thời điểm ấy kéo dài cho đến bây giờ, trong các tài liệu bồi dưỡng về nghiệp vụ Sư phạm, các đợt bồi dưỡng chuyên môn trong hè, năm nào cũng nghe phê phán cách dạy “Đọc - chép”. Thế nhưng một bộ phận không nhỏ nhà giáo cứ theo điệp khúc: “đọc - chép” trong Sách giao khoa, trong Tài liệu tham khảo vào Giáo án, rồi lên lớp lại “đọc” cho học sinh “chép”!

Việc Thầy  “đọc”, trò “ chép” rồi  “tụng niệm” các con số khô khan chỉ là sự đày ải trí nhớ, phi sáng tạo, nhàm chán.

Chúng ta cũng cần nhìn nhận thực tế xã hội hiện nay quan niệm Lịch sử và nghề nghiệp.

Trong nền Kinh tế thị trường, chẳng có Doanh nghiệp nào khi tuyển dụng nhân viên lại quan tâm đến điểm học môn Lịch sử của ứng viên. Người ta chỉ yêu cầu giỏi tiếng Anh, giỏi Tin học, giỏi các kiến thức chuyên ngành.

Vậy là, môn Lịch sử không còn là động lực để giúp cho học sinh, sinh viên khi vào đời tìm được công ăn việc làm. Chính vì vậy, học sinh bây giờ rất thực dụng khi chỉ học cái mình cần cho trước mắt.

Một vấn đề nữa là chúng ta đang dân chủ quá trớn trong việc dạy và học Lịch sử, đó là chiều theo dư luận. Ý nghĩa của môn Lịch sử là trồng người. Lịch sử - Văn hóa là môn học để hun đức tinh thần yêu nước, tình cảm uống nước nhớ nguồn, cái nôi về văn hóa thì sẽ bắt buộc học sinh phải học, chứ không thể để cho học sinh thích gì thì học nấy./.

Bài tiếp theo: Suy nghĩ về giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử

 

Tác giả: Trần Lượng