Phát triển mô hình “Câu lạc bộ” trong trường học: Giúp học sinh trau dồi tri thức, rèn kỹ năng
Với việc thành lập và duy trì tốt, hiệu quả của mô
hình câu lạc bộ trong trường học, không chỉ góp phần xây dựng “Trường học hạnh
phúc”; giúp học sinh thêm tự tin hơn, hiểu biết thêm về nhiều lĩnh vực trong
cuộc sống và giải trí, thư giãn lành mạnh sau những giờ học tập căng thẳng.
Hoạt động của các câu lạc bộ trong trường học có ý
nghĩa vô cùng thiết thực. Đây là môi trường để học sinh tiếp cận với các hoạt
động vui học, rèn luyện thêm một số kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử, thực hành.
Thông qua các Câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí
lành mạnh, thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.Giúp các em bắt đầu
định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu giúp
các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn
diện. Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh
hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học
tập.
Do đó, trong trường học, cần chú trọng đến các hoạt
động này. Theo ông Thành, trong các nhà trường, tùy vào điều kiện thực tế, có
thể tổ chức một vài câu lạc bộ như:
Câu lạc bộ Tiếng Anh: nội dung, hình thức hoạt động có
thể tập trung: Xây dựng các đôi bạn, nhóm học tập, rèn luyện kĩ năng giao tiếp
Tiếng Anh. Sinh hoạt văn nghệ bằng các bài hát Tiếng Anh. Tìm hiểu văn hóa các
dân tộc sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trên thế giới. Tham gia các trò
chơi trực tuyến Tiếng Anh, các trò chơi học Tiếng Anh…
Câu lạc bộ Khéo tay: Học các kĩ năng cắm hoa, sắp xếp
đồ đạc, phối màu trong trang phục, trong trang trí nhà cửa, làm đồ dùng, vật
dụng trang trí bằng tay. Tự làm các sản phẩm bằng tay như: Hoa giấy, hoa voan,
tranh đất, tranh giấy, kẹp tóc, ví, túi xách, móc khóa, hộp quà…Tham gia bán
các sản phẩm tự làm bằng tay vào các ngày lễ, Tết gây quỹ cho Câu lạc bộ, ủng
hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường học. Tham gia giới
thiệu, quảng bá sản phẩm với các trường học, các cơ quan, các cửa hàng lưu
niệm… Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu và định hướng nghề
nghiệp.
Câu lạc bộ Văn học – Nghệ thuật: Tham gia sáng tác
thơ, văn, làm báo. Tham gia giao lưu hát, múa, nhảy…Xây dựng góc thơ văn trong
trường học. Xây dựng đội văn nghệ nòng cốt tham gia các hoạt động văn nghệ của
nhà trường và hội diễn các cấp. Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng
khiếu và định hướng nghề nghiệp.
Câu lạc bộ Kỹ năng sống: Tham gia các trò chơi tập
thể: Trò chơi nhỏ, trò chơi lớn. Học tập và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp,
ứng xử, phòng chống tai nạn, tự bảo vệ bản thân…Tham gia múa hát tập thể, múa
dân vũ, sinh hoạt cộng đồng. Trau dồi khả năng nói, thuyết trình, dẫn chương
trình trước đám đông.
Câu lạc bộ Hóa học: Tìm hiểu các Nhà khoa học, bác học
về lĩnh vực Hóa học. Tìm hiểu nguồn gốc và công dụng của các nguyên tố hóa học
trong đời sống hằng ngày. Thực hành các bài tập nâng cao, thí nghiệm tìm ra
nguyên lý sử dụng các chất trong đời sống hàng ngày. Chơi các trò chơi có liên
quan đến bộ môn Hóa học. Sáng tác các bài vè nhằm giúp học sinh dễ nhớ, dễ
thuộc các công thức, phương trình, thành phần, khối lượng… của các chất, nguyên
tố hóa học.