image banner
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)
Thống kê truy cập
  • Đang online: 17
  • Hôm nay: 2,001
  • Trong tuần: 30,054
  • Tất cả: 3,726,458
Để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT
Lượt xem: 183
Chỉ còn ít ngày nữa, học sinh sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đây là thời điểm, học sinh củng cố toàn bộ kiến thức, nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe. 

Vậy, để có được bài làm thi tốt, học sinh cần chú ý điều gì? Theo thạc sỹ Đặng Văn Nghiệp, giáo viên môn toán Trường THPT Thới Bình, chia sẻ: Cách để các em tìm điểm môn toán là cẩn thận, làm đến đâu phải chắc đến đó. Bởi, theo cách thi 2 trong 1 này, học sinh không dễ tìm điểm 5 môn toán. Để giúp các em ôn tập tốt, tôi cùng các giáo viên ôn thi phân hóa theo đối tượng. Nghĩa là học sinh trung bình thì ôn luyện những phần cơ bản trong sách giáo khoa đến khi nào ổn thì mới chuyển sang phần nâng cao. Còn các học sinh có học lực khá hơn ngoài kiến thức cơ bản sẽ ôn thêm phần nâng cao”. Theo thầy Nghiệp thì các giáo viên khi chấm thi môn toán thường tiếc cho học sinh, vì đa phần các em làm bài bỏ bước rất nhiều. Thầy Nghiệp chia sẻ kinh nghiệm: “Các dạng bài toán đều có từng bước và những bước cơ bản có thang điểm riêng, nếu nhảy bước vừa mất điểm vừa kéo theo sai cả bài. Vì thế, học sinh cần làm bài theo từng bước một để tìm kiếm điểm, tránh điểm liệt”.

Nếu môn toán, học sinh cần làm bài cẩn thận, theo từng bước, thì đối với các môn thi trắc nghiệm như vật lý, hóa học, sinh học thì các giáo viên đưa ra kinh nghiệm cần rèn kỹ năng làm bài nhanh, chính xác để kịp thời gian.

Theo nhiều giáo viên, đối với môn sinh học, đề thi môn sinh học năm 2015 có 50 câu, khá dài. Vì thế đa phần các em làm bài không kịp thời gian. Vì vậy, học sinh “sạ” đáp án cầu may. Rút kinh nghiệm năm trước, năm nay các em học sinh được ôn tập kỹ kiến thức trong sách giáo khoa. Ôn tập kỹ phần này các em sẽ dễ dàng hoàn thành được 30 câu hỏi đầu tiên (6 điểm). Huỳnh Định Vương Thanh, giảng dạy môn sinh học, trường Thới Bình lưu ý: “Không chỉ riêng môn sinh học, mà các môn thi trắc nghiệm khác học sinh cần làm bài theo thứ tự từ trên xuống, tránh xáo trộn để không bị phân tâm, như vậy làm sẽ nhanh và chính xác. Ngoài ra, câu hỏi môn sinh học thường cho kết quả hỏi có bao nhiêu phương án đúng hoặc bao nhiêu phương án sai. Một số học sinh chưa xem kỹ câu hỏi cứ thấy đáp án đúng là chọn, làm mất điểm”.

anh tin bai

Với môn hóa, Thầy Phan Thanh Ngự cho rằng: “Học sinh cần nắm chắc lý thuyết. Học kỹ các khái niệm, định nghĩa, phân loại, cấu tạo, tính chất, tính chất điều chế, đơn chất, hợp chất. Một số nội dung lý thuyết lớp 10, 11 về cấu tạo nguyên tử, phản ứng oxy hóa khử… Để giải quyết nhanh các bài tập, học sinh cần nắm chắc kiến thức và áp dụng hiệu quả các định luật bảo toàn: nguyên tố, khối lượng, electron trao đổi, chuyển đổi hỗn hợp các chất tương đương, điện tích…”.

Kỳ thi đã cận kề, việc ổn định tâm lý của học sinh là quan trọng nhất. Vì thế, bên cạnh những phương pháp học tập hiệu quả từ các giáo viên, bản thân học sinh cần xây dựng một kế hoạch ôn tập khoa học, học đâu chắc đó, để đảm bảo “vượt vũ môn” thành công…

 

Tác giả: Lê Quyên
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image