image banner
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)
Thống kê truy cập
  • Đang online: 49
  • Hôm nay: 2,204
  • Trong tuần: 22,576
  • Tất cả: 3,846,223
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HÓA TRONG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TỪ GÓC NHÌN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Lượt xem: 537
Các nhóm giải pháp sau đây để nâng cao hiệu quả việc xây dựng lối sống có văn hóa trong đội ngũ giáo viên tỉnh Cà Mau hiện nay (kỳ 2)

         Các nhóm giải pháp sau đây để nâng cao hiệu quả việc xây dựng lối sống có văn hóa trong đội ngũ giáo viên tỉnh Cà Mau:

- Tăng cường giáo dục lý luận về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh một cách sâu rộng trong toàn thể đội ngũ nhà giáo. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nghề, đề cao các giá trị văn hóa cho đội ngũ nhà giáo: Tư tưởng, đạo đức, lối sống là những yếu tố then chốt của văn hóa, nó gắn bó chặt chẽ với nhau. Xây dựng lối sống không thể tách rời việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức. Bởi lẽ, giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng là nhằm phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của mỗi người trong việc xây dụng lối sống có văn hóa. Để thực hiện điều đó, trước hết phải đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục làm cho mọi người nhận rõ lợi ích của bản thân luôn gắn liền với lợi ích của toàn xã hội, từ đó đề cao ý thức tự giác và tinh thần chủ động trong các hoạt động xã hội. Nếu không có lòng yêu nghề, không có niềm say mê, không có bản lĩnh vững vàng thì không thể hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ đối với sự nghiệp trồng người. Đối với đội ngũ nhà giáo thì việc giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức là vấn đề quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với bản chất khoa học cách mạng của nghề giáo. Thông qua giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức để nâng cao quan điểm lập trường, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh cho cán bộ công chức ngành giáo dục - đào tạo. Từ đó, tạo nền tảng để hình thành đội ngũ thầy cô giáo không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, mà còn phải có lý tưởng cao đẹp, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, có đức tính cần kiệm, trung thực, giàu lòng nhân ái, tôn trọng pháp luật và quy ước của cộng đồng.

          - Tôn sư trọng đạo là truyền thống lâu đời là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Đã qua nhà nước và nhân dân tiếp tục khẳng định. Song làm sao để vị thế của nhà giáo luôn là điểm nhấn đẹp trong tình cảm, lòng tin yêu của mọi người. Do đó xây dựng phong cách làm việc, giao tiếp ứng xử có văn hóa có giáo dục trong đội ngũ nhà giáo với đồng nghiệp, với học sinh và cộng đồng là giải pháp quan trọng: Trong sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội thì trình độ dân trí của người dân ngày càng cao. Điều đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức của mình. Đặc biệt, phải chú ý xây dựng phong cách giao tiếp, quan hệ, ứng xử, quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh là mối quan hệ cơ bản nhất, cốt lõi nhất. Trong hoạt động giảng dạy, đội ngũ nhà giáo cần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, gần gũi, gắn bó với học sinh nhằm xây dựng mối quan hệ giàu lòng vị tha, nhân ái của người làm công tác sư phạm đối với thế hệ trẻ. Mỗi đơn vị trường học cần công khai tiêu chuẩn đạo đức lối sống của nhà giáo để mọi người đều biết.

          - Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Trình độ chuyên môn là thước đo trình độ năng lực của đội ngũ nhà giáo. Do đó, nâng cao trình độ học vấn, động viên giáo viên phải tham gia học tập các khóa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp, hoàn thiện tay nghề , đây vừa là nhu cầu chính đáng của mỗi thầy cô giáo, vừa là yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

          - Tăng cường tính chuyên nghiệp trong đội ngũ giáo viên: Dạy học và giáo dục là khâu quan trọng của nhà trường. Nghiễm nhiên, để chất lượng dạy và học có hiệu quả, bản thân mỗi thầy, cô giáo phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, tăng cường khả năng làm việc mang tính chuyên nghiệp, bài bản hơn. Để thực hiện được điều đó đội ngũ nhà giáo phải có tính chuyên nghiệp hóa, trở thành những người được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức rộng, có nhãn quan, tầm nhìn, trực cảm, tâm điểm thống nhất các giá trị, có khả năng truyền cảm, thuyết phục và có khả năng sư phạm thật sự tốt.

          - Xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ tinh thần cho đội ngũ nhà giáo: Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, sân chơi lành mạnh cho đội ngũ nhà giáo, bởi vì đây là nhu cầu tinh thần thiết yếu của con người. Những sinh hoạt này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của thầy cô giáo nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của thầy, cô giáo, giúp họ lấy lại được nguồn năng lượng để tiếp tục công việc của mình.

- Nâng cao mức sống cho đội ngũ nhà giáo: Lối sống, tư tưởng, đạo đức không phải tự sinh ra, mà do những điều kiện kinh tế, sản xuất của xã hội quyết định. Muốn tạo ra nền văn hóa đạo đức và lối sống mới phải xây dựng cơ sở kinh tế cho chúng hình thành và phát triển. Đồng thời, cần phải quan tâm đối với đội ngũ nhà giáo nhiều hơn nữa, bằng nhiều biện pháp, phương thức nhằm nâng cao thu nhập hợp pháp cho đội ngũ nhà giáo. Đây là yêu cầu chính đáng, bức xúc để họ thật sự yên tâm trong công tác giảng dạy của mình “có thực mới vực được đạo”. Cuộc sống thanh bạch, giản dị là nét đẹp của nhà giáo; song không vì thế mà không cải thiện điều kiện ăn, ở, đi lại, làm việc, nghỉ ngơi nhằm nâng cao chất lượng sống cho đội ngũ nhà giáo: Việc tạo ra các điều kiện sống và làm việc, các điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất cho thầy cô giáo là rất cần thiết, cần xây dựng một chế độ xen kẻ giữa lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Trong điều kiện tâm sinh lý cần quan tâm đến việc xây dựng một bầu không khí tâm lý thoải mái trong tập thể, bởi nhà trường là tổ ấm thứ hai của thầy cô giáo. Vì vậy, phải khắc phục khó khăn để họ an tâm trong công tác giảng dạy của mình ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn.

          - Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học: Ngày nay, khoa học tâm lý xã hội đã khẳng định rằng, một trong những điều kiện quan trọng của sự sáng tạo và sức khỏe của nhà giáo là bầu không khí thuận lợi trong tập thể sư phạm. Bầu không khí tâm lý trong lao động là do những mối quan hệ giữa con người với nhau trong một nhóm hay một tập thể lao động, phản ánh tâm trạng chủ yếu của tập thể và của mỗi thành viên trong lao động phối hợp. Trong tâm trạng tốt, người ta làm việc thoải mái, có chất lượng, có sự tin cậy thông cảm với nhau, hợp tác và tương trợ nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

          - Xây dựng lối sống có văn hóa cho đội ngũ giáo viên phải nằm trong chiến lược phát triển của ngành và của địa phương. Trong vấn đề này, bản thân đội ngũ nhà giáo phải tự nỗ lực phấn đấu, có lối sống tốt đẹp phải tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động dân chủ, “ kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” “ không vi phạm đạo đức nhà giáo”. Theo đó nhà giáo phải gương mẫu tham gia, thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp “xây dựng trường học thân thiện”. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nơi cư trú ,  xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, trong chiến lược phát triển của ngành và của địa phương cần phải đặt trong sự quan tâm đó. Do vậy, vấn đề xây dựng lối sống cần phải được triển khai mạnh mẽ, tiến hành thường xuyên, toàn diện và đồng bộ trong đội ngũ giáo viên. Vấn đề quan trọng là không những tăng cường tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa mà còn phải khơi dậy niềm tự hào về truyền thống dân tộc và về nền văn hóa ngàn năm của dân tộc.

          - Để tạo chuyển biến, trước hết phải tạo bước chuyển biến từ trong trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tiếp đó là đội ngũ nhà giáo. Cả lãnh đạo và nhà giáo phải thực sự là tấm gương sáng về phẩm chất, đạo đức, lối sống, hết lòng vì thế hệ tương lai. Hơn nữa, cùng với tư tưởng và đạo đức, lối sống là một trong những lĩnh vực then chốt của văn hóa. Xây dựng lối sống có văn hóa là một trong những nội dung của hoạt động xây dựng con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế, xây dựng lối sống có văn hóa cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngành, do vậy, phải có kế hoạch, có chiến lược căn cơ, phù hợp nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà phát triển ổn định, vững chắc và ngày càng có chiều sâu. Nên ngành giáo dục và công đoàn ngành cần tổng kết lại phong trào và các cuộc vận động có liên quan đến đạo đức, lối sống nhà giáo đã qua. Từ đó có giải pháp thích hợp trong tình hình mới.

          - Biện pháp quản lý phải đặt ra những quy định ngày càng cao đối với đội ngũ nhà giáo, tạo ra sự phấn đấu không ngừng trong đội ngũ nhà giáo nhằm vươn tới những giá trị văn hóa cao đẹp. Hơn nữa, biện pháp quản lý định ra các chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch ấy bằng văn bản pháp quy như: Luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và các loại công văn khác. Đội ngũ giáo viên cần phải thực hiện đúng những quy định trên cùng đồng thời phải thực hiên tốt các quy chế, điều lệ do ngành giáo dục quy định.

Xây dựng lối sống là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lối sống văn hóa của cộng đồng thể hiện nét đẹp của xã hội, tác động đến tâm hồn và nhân cách của thành viên cộng đồng. Thực chất của vấn đề xây dựng lối sống chính là xây dựng con người. Hơn nữa, nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Sự tôn vinh ấy của xã hội dành cho các nhà giáo không phải ngẫu nhiên mà có, nó xuất phát từ vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo đối với con người. Thế nên, xây dựng lối sống có văn hóa trong đội ngũ thầy cô giáo là điều kiện để bản thân mỗi thầy cô giáo tự rèn luyện gọt giũa, tự hoàn thiện mình hoàn thành tốt nhiệm vụ cao quý, nặng nề mà xã hội giao phó, góp phần xây dựng lối sống văn minh chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp, lối sống của một bộ phận giáo viên cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Chính vì vậy, xây dựng lối sống có văn hóa trong đội ngũ thầy cô giáo ở tỉnh Cà Mau trước hết là công việc của chính thầy cô giáo, đồng thời cũng cần có sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp, ngành và của toàn xã hội. Những giải pháp xây dựng lối sống có văn hóa trong đội ngũ giáo viên nói chung và thầy cô giáo Cà Mau nói riêng phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên, lâu dài, không chỉ tác động vào lĩnh vực đời sống mà cả tư tưởng, đạo đức, tình cảm thầy cô giáo. Xây dựng lối sống có văn hóa trong đội ngũ thầy cô, của tỉnh Cà Mau là một trong những yêu cầu bức xúc, là một trong những biện pháp để nâng cao vị thế người thầy, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục của địa phương của toàn ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Tác giả: Lê Hoàng Dự