image banner
  Nhiệt liệt chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)!                                     Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam!                                                                                                 Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn!
Thống kê truy cập
  • Đang online: 17
  • Hôm nay: 3,028
  • Trong tuần: 5,684
  • Tất cả: 3,330,584
Chất lượng giáo dục ở các Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
Lượt xem: 676
Thực trạng chất lượng giáo dục ở các Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

1. Mở đầu

Chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu của hệ thống giáo dục quốc dân. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu công bằng xã hội góp phần nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương có đông đồng bào người dân tộc sinh sống. Các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trong tỉnh Cà Mau là loại hình trường chuyên biệt thuộc giáo dục phổ thông có nhiệm vụ nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, đặc biệt là nhân lực trình độ cao cho đồng bào người dân tộc. Một trong những đặc thù của giáo dục phổ thông tỉnh Cà Mau là giáo dục đối với học sinh người dân tộc thiểu số, môi trường sống của người dân tộc thiểu số là chủ yếu… Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT trong tỉnh Cà Mau có sự chuyển biến nhưng vẫn còn thấp so với các trường phổ thông trong tỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập nêu trên, một trong những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng là công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục dân tộc nói riêng còn bộc lộ những yếu kém. Hoạt động giáo dục ở các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Công tác tổ chức và quản lý; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và học sinh; cơ sở vật chất, thiết bị; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục của các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau chưa đạt so với yêu cầu hiện nay. Do vậy, vấn đề nghiên cứu hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay sẽ là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra; nâng cao trình độ dân trí của người dân tộc thiểu số, cải thiện môi trường sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho con em người dân tộc thiểu số được đào tạo đa ngành ở bậc đại học đáp ứng nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc hiện nay.

Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi tập trung bàn về thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, một trong những thành tố quan trọng góp phần thành công cho mỗi nhà trường nói riêng và phát triển sự nghiệp Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) của tỉnh nói chung.

 

2. Thực trạng về hoạt động giáo dục ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau

2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh

Số lượng cán bộ quản lý, GV, nhân viên: 58 người/38 nữ. Trong đó, cán bộ quản lý: 03 người; GV: 39 người; Nhân viên 16. Tổng số tổ chuyên môn: 5 tổ. Tổng số HS của trường: 324/155 Nữ. Trong đó: Khối 10 (03 lớp): 129/66 nữ; Khối 11 (03 lớp): 109/48 nữ; Khối 12 (02 lớp): 86/41 nữ.  

2.1.2. Khái quát về trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở Danh Thị Tươi

Số lượng cán bộ quản lý, GV, nhân viên: 24 người. Trong đó, cán bộ quản lý: 03 người; GV: 18 người; Tổng phụ trách đội 01 người, nhân viên 02 người. Tổng số tổ chuyên môn: 5 tổ. Năm học 2020 - 2021, Trường PTDT Nội trú THCS Danh Thị Tươi có 6 lớp với tổng số 218 HS (Trong đó: Lớp 6 (02 lớp): 65 HS; Lớp 67 (02 lớp): 62 HS; Lớp 8 (01 lớp): 48 HS; Lớp 9 (01 lớp): 43 HS).

2.1.3. Khái quát về Trường Phổ thông dân tộc Hữu Nhem

Năm học 2020 - 2021, tổng số cán bộ quản lý, GV và nhân viên của nhà trường là: 17 đồng chí. Trong đó: Cán bộ quản lý: 02; GV: 13; nhân viên: 02. Tổng số HS của trường là 62 HS, ở 04 khối lớp: Lớp 6 là 17 HS/04 nữ; Lớp 7 là 17 HS/05 nữ; Lớp 8 là 19 HS/09 nữ; Lớp 9 là 9 HS/03 nữ.

2.1.4. Khái quát chung về môi trường giáo dục các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau 

Cơ sở vật chất trường lớp khang trang sạch đẹp. Phòng học kiên cố, thoáng mát, bàn ghế HS chắc chắn, hệ thống bảng, tivi, bóng điện, quạt mát đầy đủ đảm bảo thuận lợi cho quá trình dạy học. Đội ngũ cán bộ, GV trẻ được đào tạo chuẩn và trên chuẩn nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục HS, tập thể đoàn kết tốt. Đội ngũ cán bộ quản lý và GV đã có được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và giáo dục HS, uy tín của nhà trường đã được nâng lên. Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp và đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo. Chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ nhiều mặt, sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ của phụ huynh HS trong việc giáo dục HS.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ GV nhiệt tình trong công tác nhưng kinh nghiệm giáo dục HS dân tộc còn một số hạn chế nhất định, đặc biệt là giáo dục HS cá biệt nên kết quả đạt chưa cao. Năng lực học tập của HS hạn chế: Do tuyển sinh đầu vào mang tính đại trà. Một bộ phận HS còn lơ là trong học tập do chưa xác định đúng động cơ, mục đích học tập. Các loại hình vui chơi giải trí không lành mạnh bên ngoài học đường ảnh hưởng, lôi cuốn HS vào con đường ham chơi, lười học. Tình hình HS nghỉ học để phòng chống Covid - 19 kéo dài nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập.

2.2. Thực trạng mức độ thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường PTDTNT hiện nay

2.2.1. Về tổ chức và quản lý nhà trường

Các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau về cơ bản đã xây dựng được bộ máy tổ chức quản lý tinh gọn, đảm bảo đầy đủ các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, giáo viên, học sinh theo Điều lệ quy định. Công tác tổ chức và quản lý điều hành các hoạt động của nhà trường có nền nếp, ổn định và có những cải tiến. Công tác chỉ đạo, việc triển khai thực hiện và đánh giá chất lượng các mặt hoạt động được thực hiện khá tốt. Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên và thầy cô tổ trưởng, tổ phó chuyên môn được tập thể GV, nhân viên tin tưởng, tín nhiệm. Các nhà trường đã xây dựng được chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020. Kế hoạch công tác của nhà trường được Ban Giám hiệu chỉ đạo cụ thể, rõ ràng, thống nhất. Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ có nền nếp. Thực hiện tốt công tác quản lý tài sản, tài chính, thực hiện quy chế dân chủ công khai, minh bạch trong các hoạt động nên tạo được niềm tin trong GV và nhân viên.

2.2.2 .Về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Nhìn chung, mức độ thể hiện việc triển khai thực hiện các tiêu chuẩn về cán bộ quản lý, GV, nhân viên và tình hình HS của trường PTDTNT hiện nayđảm bảo các tiêu chuẩn quy định, trình độ trên chuẩn của GV cao. Ban Giám hiệu luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để kịp thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tổ chức Công đoàn luôn quan tâm đến tâm tư nguyện vọng, đời sống công đoàn viên, Đoàn Thanh niên luôn là cầu nối gắn kết giữa lãnh đạo nhà trường và toàn thể HS, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, phong trào của nhà trường phát triển vững mạnh. Phần lớn HS tiến bộ về nhiều mặt trong nhận thức và hành động. Các thành viên trong nhà trường đoàn kết, tương trợ, động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, hướng tới việc phát triển toàn diện nhà trường.

2.2.3. Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau phần lớn đều được mới thành lập (sau năm 2000), về cơ bản đều khá khang trang, thoáng mát, sạch đẹp, phòng học kiên cố, bảng viết, bàn ghế giáo viên và học sinh đúng tiêu chuẩn. Trường bố trí các khu vực làm việc và các phòng chức năng ở các vị trí thích hợp tạo không gian làm việc và học tập theo hướng năng động và thân thiện.

2.2.4. Về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Thực tế cho thấy quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội được đánh giá ở mức độ tốt bởi vì: Hệ thống trường PTDTNT luôn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, các đoàn thể, các đơn vị giáo dục tại địa phương; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân để tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ khen thưởng HS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của trường được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả.

2.2.5. Về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Trên cơ sở kết quả khảo sát trong Bảng dưới đây cho thấy: Tiêu chí được đánh giá với mức độ thực hiện tốt nhất ở trường PTDTNT hiện nay là “việc đảm bảo chương trình giảng dạy theo quy định”, với điểm số trung bình các mức đánh giá đạt 2.31. Tiếp đến là tiêu chí “kết quả giáo dục”, với điểm số trung bình các mức độ đánh giá 2.06 xếp thứ hai. Điều này cho thấy, nhà trường đã tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, những quy định về chuyên môn của Sở GD&ĐT. Thực hiện việc lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của HS. Kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường về học lực, hạnh kiểm và tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp của HS đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.


Bảng: Mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục cho HS các trường PTDTNT


Tiêu chuẩn5.                                                         Hoạt động GD và kết quả GD Chưa đạt
Đạt (Mức1)
Đạt (Mức2)

Đạt 

(Mức3)

Đạt (Mức4) TB Thứ bậc
TC 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 0
55
25
0 0 2,31     1
TC 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện 7
63
10
0 0 2,04     3
TC 5.3 Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định 16
60
4
0 0 1,85     6
TC 5.4 Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11
67
2
0 0 1,89      5
TC 5.5 Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh 13
60
7
0 0 1,93     4
TC 5.6 Kết quả giáo dục 9
57
14
0 0 2,06      2
Giá trị trung bình Tiêu chuẩn 5 9,33
60,3
10,333 12,92 0   2,01  

 

Tiêu chí “Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định”, có mức độ đánh giá thấp nhất (xếp thứ 6). Tiếp đến là tiêu chí “Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp” (xếp thứ 5). Như vậy, đối với việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương, các trường đều đã xây dựng kế hoạch và thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định. Tuy nhiên, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy vẫn chưa linh hoạt, thiếu sự kết hợp giữa dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, ngoại khoá. Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện như các phần khác trong chương trình bộ môn và sử dụng kết quả để đánh giá, xếp loại HS từng học kỳ và cuối năm học. Tuy nhiên, vấn đề tổ chức rút kinh nghiệm, tổ chức biên soạn bổ sung, cập nhật tài liệu… chưa kịp thời.

Nhìn chung, đánh giá của CB-GV về mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục cho HS ở trường PTDTNT hiện nay là chưa cao so với các tiêu chuẩn khác.

2.3.Thực trạng mức độ và kết quả thực hiện hoạt động giáo dục cho HS ở các trường PTDTNT hiện nay

2.3.1. Hoạt động giáo dục HS có hoàn cảnh khó khăn, HS có năng khiếu, HS gặp khó khăn trong học tập rèn luyện

Công tác bồi dưỡng cho các em HS có năng khiếu ở các bộ môn, dạy phụ đạo, đối với HS yếu kém, HS gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện, đang được các trường PTDTNT rất quan tâm thực hiện. Việc phân công các GV dạy bồi dưỡng cho các em HS có năng khiếu ở các bộ môn, phân công GV dạy phụ đạo, đối với HS yếu kém, HS gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, một số công tác không được CB-GV và HS đánh giá cao về mức độ thực hiện như: Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm, tuyên truyền phổ biến kiến thức về tâm sinh lý HS, về phương pháp giáo dục HS (đặc biệt là những HS có khó trong học tập và rèn luyện hoặc có những biểu hiện sa sút về đạo đức) đến hội cha mẹ HS và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn.

Tiếp theo là kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả thực hiện hoạt động giáo dục giúp đỡ cho HS có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡng HS có năng khiếu, giúp đỡ HS gặp khó khăn trong học tập rèn luyện. Một số công tác không được CB-GV và HS đánh giá cao về hiệu quả thực hiện như: Phối kết hợp với các tổ chức Đoàn, Đội, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng giúp đỡ và giáo dục những HS “cá biệt”.

2.3.2. Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp

Việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm, tư vấn hướng nghiệp trong các buổi, tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần dưới sân trường, các buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm, vẫn là những hình thức được các trường PTDTNT quan tâm thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, một số công tác không được CB-GV và HS đánh giá cao về mức độ thực hiện như: Học tập trải nghiệm, tư vấn hướng nghiệp qua hoạt động sinh hoạt chuyên đề; sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm sở thích; các hội thi, hội thảo. Học tập trải nghiệm, tư vấn hướng nghiệp qua hoạt động tham quan, thực tế tại các cơ sở giáo dục trung cấp, cao đẳng, đại học; Hoạt động tham quan nơi lao động sản xuất; Hoạt động tình nguyện nhân đạo. Hai nội dung này có mức độ đánh giá thấp nhất.

2.3.3. Hoạt động hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho HS

Việc cung cấp những kiến thức về kỹ năng sống, giáo dục hình thành, phát triển kỹ năng sống cho học sinh trong các buổi, tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần dưới sân trường, các buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm, vẫn là những hình thức được các trường PTDTNT quan tâm thực hiện thường xuyên. Một số hình thức giáo dục kỹ năng sống khác như: Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm sở thích; các hội thi, cắm trại, trò chơi, sân khấu hóa… do Đoàn, Đội tổ chức. Các buổi tọa đàm, trao đổi với chuyên gia (những người được đào tạo và có am hiểu về kỹ năng sống, đăc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh); trao đổi, trò chuyện phối hợp với cha mẹ, người thân của học sinh... những hình thức này được đánh giá là ít thực hiện.

Như vậy, việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các buổi, tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần dưới sân trường, các buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm và thông qua hoạt động dạy học các môn học, bài học chính khóa, các môn học tích hợp… vẫn là những hình thức được các trường PTDTNT quan tâm thực hiện thường xuyên.

2.3.4. Những khó khăn trong đổi mới, nâng cao chất chất lượng giáo dục của trường PTDTNT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Khó khăn được xác định ở mức độ cao nhất là “Số lượng học sinh nội trú đông. Ý thức của HS chưa cao, một bộ phận học sinh còn ỷ lại vào môi trường nội trú”.. Tiếp theo là khó khăn từ “Đa số học sinh ở những vùng đặc biệt khó khăn với nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nên trình độ nhận thức của các em cũng như phụ huynh đa phần còn hạn chế”. Tiếp đến là sự giáo dục chưa đồng bộ, thiếu thống nhất giữa gia đình và nhà trường. Điều kiện kinh tế, đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn ít có thời gian quan tâm, giáo dục con em của mình. Bên cạnh những khó khăn xuất phát từ phía học sinh, là những khó khăn khác từ “Công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ chưa được thực hiện thường xuyên. Giáo viên ít được tập huấn, cập nhận kiến thức”. Và cơ sở vật chất của trường chưa hoàn thiện (Thiếu phòng học, trang thiết bị phục vụ giảng dạy hư hỏng, sân chơi, bãi tập chưa được đầu tư…), nhất là trong điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.

2.4. Đánh giá chung về hoạt động giáo dục ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau

2.4.1. Những ưu điểm, kết quả đạt được

Những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo về công tác chuyên môn về định hướng phát triển của Sở GD&ĐT của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm hỗ trợ nhiều mặt, sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh. Hệ thống các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có những chuyển biến tương đối tích cực.

Kết quả tự đánh giá các tiêu chuẩn đảm chất lượng giáo dục theo quy định([1]), đều đạt yêu cầu. Cơ sở vật chất trường lớp khang trang sạch đẹp hơn, đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, các chế độ chính sách liên quan đến nhà giáo được giải quyết kịp thời, tạo được động lực, điều kiện giáo viên chuyên tâm công tác.

Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan  trọng và sự cần thiết, nắm được một số nội dung, quy trình và nguyên  tắc tự đánh giá trong nhà trường. Các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc thực hiện linh hoạt trong điều chỉnh nội dung và phương thức dạy học, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Các tổ chuyên môn lập kế hoạch đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm của đối tượng học sinh, việc đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, từng bước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới.     

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên, học sinh cũng được các trường quan tâm thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức. Công tác văn nghệ, thể dục thể thao được chú trọng. Quan tâm đầu tư xây dựng văn hóa, văn nghệ của đồng bào dân tộc Khmer để giáo dục học sinh giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa cũng như nét đẹp phong tục của đồng bào dân tộc Khmer. Nn nếp ăn, ở và sinh hoạt của học sinh được duy trì, công tác đảm bảo an ninh trường học, an toàn cho đội ngũ giáo viên, học sinh được tăng cường. Kỷ luật, kỷ cương của nhà trường được phát huy theo chiều hướng tiến bộ, phát triển. Chất lượng giáo dục nói chung có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng cũng như chất lượng. 

2.4.2. Một số khó khăn, hạn chế

Thứ nhất, đối với công tác tự đánh giá của trường trung học: Công tác tự đánh giá được các trường PTDTNT quan tâm và thực hiện tương đối tốt quy định về quy trình tự đánh giá của trường trung học, theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện công tác này của các trường vẫn còn lúng túng, nhiều hạn chế, bất cập như: nhận thức và năng lực của đội ngũ đối với công tác tự đánh giá chưa được đảm bảo; Thực hiện chưa tốt công tác thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng dùng làm căn cứ, minh họa cho các nhận định trong báo cáo tự đánh giá. Các điều kiện hỗ trợ cho công tác tự đánh giá của một số trường chưa được quan tâm, công tác quản lý đối với hoạt động tự đánh giá chưa khoa học, nặng về hình thức. Những hạn chế, bất cập này dẫn đến hiệu quả của công tác tự đánh giá chưa cao, chưa thật sự đạt được mục tiêu KĐCL giáo dục và chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường.

Thứ hai, đối với hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục: Chất lượng giáo dục nói chung ở các trường PTDTNT tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn thấp so với các trường phổ thông trong tỉnh. Các tiêu chuẩn KĐCL giáo dục ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau chỉ đạt yêu cầu. Mức độ thực hiện các tiêu chí trong tiêu chuẩn về Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục với mức độ và kết quả thực hiện ở một số tiêu chí trong tiêu chuẩn này ở các trường PTDTNT hiện nay còn thấp. Công tác quản lý các hoạt động giáo dục tại các trường PTDTNT cón mang nặng kiểu quản lý hành chính, sự vụ, dễ gây nặng nề, hình thức hạn chế tính chủ động sáng tạo của cán bộ quản lý và tạo ra sự đối phó trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên. Công tác kiểm tra và biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với một số hoạt động giáo dục của học sinh, chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt là các hoạt động giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc; hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu; hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp; hoạt động hình thành, phát triển các kỹ năng sống.

* Vấn đề đổi mới, nâng cao chất chất lượng giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, các trường PTDTNT đang gặp những khó khăn như:

- Quá trình tuyển sinh có khâu chưa chặt chẽ, chất lượng tuyển sinh chưa cao, nên có những học sinh được tuyển vào trường chưa tự chăm sóc được cho bản thân. Tỷ lệ học sinh xếp loại kém và bỏ học còn cao so với kế hoạch. Một số em chưa quen sống tự lập, xa nhà ở nội trú, không ít học sinh nghỉ học vì để phụ giúp gia đình hoạc phải theo gia đình đi xa. Số lượng học sinh nội trú đông, nhiều em ý thức tổ chúc kỷ luật chưa cao còn ỷ lại vào môi trường nội trú. Đa số học sinh ở những vùng đặc biệt khó khăn với nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nên trình độ nhận thức của các em cũng như phụ huynh đa phần còn hạn chế. Do đó, sự quan tâm giáo dục chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sư phạm, kỷ luật trường lớp và nhất là chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ chưa được thực hiện thường xuyên. Giáo viên ít được tập huấn, cập nhận kiến thức, một bộ phận đội ngũ giáo viên còn hạn chế năng lực chuyên môn, thiếu động lực cầu tiến hoặc còn tư tưởng ỷ lại không tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề. Ở một số giáo viên, chất lượng bài soạn chưa thật cao; khâu chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm và các giáo cụ trực quan, đôi lúc chưa chu đáo, nên hiệu quả còn hạn chế, tình trạng “dạy chay” vẫn còn phổ biến. Vấn đề sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trường còn mang nặng tính sự vụ, hành chính, như theo dõi ngày công, giờ công và kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách. Hoạt động chuyên môn của các giáo viên giỏi còn thiên về “mạnh ai nấy làm”. Sự chia sẻ, giúp đỡ nhau về chuyên môn trong các nhóm, tổ bộ môn còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất của các trường chưa hoàn thiện (thiếu phòng học, trang thiết bị phục vụ giảng dạy hư hỏng, sân chơi, bãi tập chưa được đầu tư…). Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành, phòng máy vi tính để dạy tin học cho học sinh ở các trường còn thiếu và chưa đồng bộ.

     (Phần giải pháp đăng kỳ tiếp theo)

([1]) Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Tác giả: Lê Hoàng Dự